Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên. Triệu chứng bệnh lao phổi thể hiện theo các mức độ khác nhau tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được thông tin này. Hãy cùng điểm qua ngay những triệu chứng cơ bản thường gặp nhất ở người lao phổi.
Bạn đang đọc: 4 triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi
1. Tìm hiểu về bệnh lao phổi
Lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh được chia thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Cả 2 thể đều nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh.
Bệnh lao phổi có khả năng lây nhiễm từ người mắc bệnh mang vi khuẩn sang người lành không mang vi khuẩn. Cụ thể, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis thông qua các con đường như: người bệnh lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ sẽ phát tán vi khuẩn ra bên ngoài tạo nguồn lây truyền cho người hít phải. Ngoài ra, các vi khuẩn lao này có thể qua đường máu hay bạch huyết lan truyền đến các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể của người bệnh và gây bệnh lao tại đó.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh lao phổi gây ra bởi nhiễm khuẩn có hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
2. Triệu chứng điển hình bệnh lao phổi
2.1. Ho, ho ra máu là triệu chứng bệnh lao phổi điển hình
Ho kéo dài trên 3 tuần mà không phải do các bệnh về đường hô hấp phổ biến như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,…, khi dùng thuốc kháng sinh điều trị nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể đó là triệu chứng bệnh lao phổi. Ho ra máu cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác tuy nhiên có thể gặp ở 60% người lao phổi biểu hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp nên những người có triệu chứng ho ra máu cần đến cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và xác định có bị lao phổi không.
Tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị bệnh lao phổi và những điều cần biết
Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lao phổi cần lưu ý.
2.2. Gầy, sút cân
Gầy, sút cân là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng mà không phải do mắc bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS,… kèm theo các triệu chứng ho, khạc đờm thì có thể đã mắc lao phổi.
2.3. Bệnh lao phổi có triệu chứng khạc đờm
Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phế quản phổi bị kích thích hoặc do tổn thương tại phế quản phổi. Khạc đờm cũng như ho có thể do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân thường gặp nhất là viêm nhiễm. Vì thế, nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm sau 3 tuần thì rất có thể đây là triệu chứng bệnh lao phổi.
2.4. Sốt, ra mồ hôi
Đây cũng là triệu chứng của bệnh lao điển hình. Sốt có thể ở nhiều dạng như: sốt cao, sốt thất thường tuy nhiên thường gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật hay người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm. Bên cạnh đó, còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên i để khám và xét nghiệm.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Khi đã nhận biết đúng các triệu chứng và nghi ngờ dấu hiệu bệnh, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán được chỉ định.
Trên cơ sở khám lâm sàng, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác liệu bản thân có bị lao phổi không bao gồm:
– Chụp X-quang phổi
– Nếu có thể cần tiến hành làm xét nghiệm Xpert MTB/RIF
– Tìm AFB thông qua thực hiện nhuộm soi đờm trực tiếp
>>>>>Xem thêm: Tuyến Bartholin (hay còn gọi là tuyến chất nhờn)
Chụp Xquang phổi giúp phát hiện các tổn thương và chẩn đoán bệnh lao phổi.
4. Bệnh lao phổi có điều trị được không?
Ngày nay, bệnh lao phổ có thể được điều trị. Đối với các bệnh nhân bị lao phổi sẽ tùy từng thể trạng cơ thể mà có các biện pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên phương pháp điều trị hữu hiệu nhất vẫn là sử dụng thuốc đặc trị lao được thực hiện theo đúng đơn kê của bác sĩ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học ở chế độ ăn cũng như chế độ sinh hoạt, lao động làm việc và nghỉ ngơi phù hợp. Đặc biệt, mỗi người bệnh cần tuân thủ các biện pháp giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao.
Bệnh lao phổi có thể được điều trị khỏi tuy nhiên tỷ lệ lao phổi tái phát lại tương đối cao (7%). Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng tái lao phổi, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cũng như các biện pháp như: hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị lao phổi, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của cơ thể.
Như vậy, nhận biết đúng các triệu chứng bệnh lao phổi đặc biệt quan trọng. Mỗi người cần có các biện pháp phòng bệnh đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ lây lan của căn bệnh nguy hiểm này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.