Tầm soát ung thư trực tràng có thực sự chính xác không?

Hiện nay, số lượng người có nhu cầu tầm soát ung thư trực tràng ngày càng tăng cao. Nhưng phần lớn không khỏi thắc mắc, nghi ngờ về sự chính xác, hiệu quả của hoạt động này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn chi tiết nhất về bước dự phòng ung thư trực tràng, đồng thời biết được có hay không hiệu quả mang lại.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư trực tràng có thực sự chính xác không?

1. Ung thư trực tràng và những hệ lụy khó lường

Ung thư trực tràng thuộc một trong những dạng ung thư của đường tiêu hóa, xảy ra phổ biến thứ 2 tại Việt Nam. Căn bệnh nguy hiểm này xảy ra khi có hiện tượng đột biến hoặc các polyp niêm mạc trực tràng tăng trưởng một cách bất ngờ. Và không phân biệt độ tuổi bởi ung thư trực tràng đang có dấu hiệu trẻ hóa hơn bao giờ hết.

Không thể chủ quan, ung thư trực tràng cũng gây ra nhiều hệ lụy khó lường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Đa số các trường hợp đều phát hiện ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã có dấu hiệu tiến triển và di căn sang các bộ phận khác. Lúc này, tỷ lệ sống sót chỉ ở mức rất thấp. Lý do là bởi biểu hiện bệnh ban đầu thường mơ hồ và dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Do đó, người bệnh nảy sinh ra sự chủ quan, xem nhẹ.

Tầm soát ung thư trực tràng có thực sự chính xác không?

Ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong hệ thống ung thư đường tiêu hóa

Bệnh lý diễn ra âm thầm và trong thời gian dài nên ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

– Thường xuyên đau bụng, nảy sinh rối loạn tiêu hóa,…gây ra sút cân nhanh chóng, cơ thể không đủ đảm bảo làm việc và thực hiện sở thích của mình.

– Thay đổi thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón; Hình dạng phân thay đổi, đại tiện ra máu gây nên hoang mang, lo lắng. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

– Luôn có cảm giác mệt mỏi gây mất tập trung, giảm khả năng làm việc và năng suất cũng giảm sút theo.

2. Dự phòng ung thư trực tràng – Thói quen nhỏ nhưng cần thiết

2.1. Ý nghĩa của tầm soát ung thư trực tràng

Chỉ đứng sau ung thư phổi, ung thư trực tràng được đánh giá là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, chủ động bảo vệ bản thân bằng cách thực hiện tầm soát ung thư là cách tốt nhất hiện nay. Việc làm này mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho cả người bệnh lẫn người xung quanh:

– Giúp phát hiện dấu hiệu ung thư, tiền ung thư kể cả không có triệu chứng bệnh

– Có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

– Trong một số trường hợp, tầm soát ung thư trực tràng giúp cắt bỏ một số polyp hoặc khối u ngay trong quá trình nội soi. Ngăn ngừa cơ hội phát triển thành ung thư.

– Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị tối đa

– Chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn.

Tìm hiểu thêm: Nẹp răng vổ bằng phương pháp nào tốt?

Tầm soát ung thư trực tràng có thực sự chính xác không?

Tầm soát ung thư trực tràng là bước dự phòng ung thư hiệu quả và đảm bảo an toàn

2.2. Quy trình tầm soát sung thư trực tràng

Quy trình tầm soát ung thư trực tràng cơ bản gồm: đăng ký, khám nội tổng quát, lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện các chẩn đoán hình ảnh cần thiết và đọc kết quả.

– Bước 1: Đăng ký và làm thủ tục thăm khám tại quầy lễ tân. Bạn sẽ phải điền đầy đủ các trường thông tin như: họ tên, địa chỉ, giới tính, ngày sinh,…Bên cạnh đó, cung cấp tình trạng sức khỏe hiện tại cũng là điều quan trọng, hỗ trợ bác sĩ trong việc kiểm tra, chẩn đoán tình hình.

– Bước 2: Khám nội tổng quát. Tại bước này, bạn sẽ được khám trực tiếp với bác sĩ nội, đồng thời nhận phiếu chỉ định thực hiện các danh mục liên quan từ bác sĩ.

– Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm – bước khám không thể thiếu trong mọi quy trình tầm soát ung thư. Đối với ung thư trực tràng, thì có 2 xét nghiệm để đánh giá đó là xét nghiệm CEA và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

Xét nghiệm CEA dùng để phát hiện bệnh lý ung thư đại tràng, trực tràng. Đối với người bình thường, định lượng CEA trong máu luôn dưới 5mg/ml. Nếu tăng cao thì có thể có nguy cơ ung thư trực tràng.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân giúp nhận biết có hay không máu dính trong phân. Hiện tượng này là do nhiều nguyên nhân như polyp, trĩ, ung thư,..

Tầm soát ung thư trực tràng có thực sự chính xác không?

>>>>>Xem thêm: Nẹp răng có mấy giai đoạn? Nẹp răng trong bao lâu?

Xét nghiệm là danh mục quan trọng trong mọi tầm soát ung thư

– Bước 4: gồm nội soi trực tràng và chụp CT. Với nội soi trực tràng sẽ giúp phát hiện sớm khối u bất thường. Nếu có nghi ngờ bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu để sinh thiết nhằm xác định xem đó là khối u lành tính hay ác tính. Với chụp CT, người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm nghiêng, nằm ngửa trong quá trình chụp. Kết quả hình ảnh sẽ được dùng để đánh giá các dấu hiệu bất thường hoặc các khối u trong trực tràng.

– Bước 5: Quay lại phòng bác sĩ nội ban đầu để nghe kết quả. Căn cứ vào kết quả của từng danh mục bạn thực hiện, bác sĩ sẽ xem xét và chẩn đoán tình trạng bệnh lý. Cuối cùng đưa ra kết luận có hay không nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội bạn chia sẻ thắc mắc với bác sĩ để nhận được giải đáp, tư vấn chi tiết nhất.

3. Tầm soát ung thư trực tràng có chính xác hay không?

Vậy tầm soát ung thư về trực tràng có chính xác, hiệu quả hay không? – Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm:

– Cơ sở y tế bạn lựa chọn có uy tín hay không,sở vật chất hiện đại hỗ trợ tối ưu quá trình thăm khám ra sao,…

– Bạn có thực hiện đầy đủ danh mục thăm khám cần thiết. Bởi kết luận cuối cùng của bác sĩ dựa trên những kết quả của nhiều danh mục khác nhau: xét nghiệm, nội soi, chụp CT,… Mỗi danh mục riêng lẻ không thể đánh giá chính xác bạn có nguy cơ mắc ung thư trực tràng hay không.

– Những lưu ý cần thiết trước khi tầm soát như: nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng để kết quả xét nghiệm và nội soi được chính xác nhất, thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình chụp CT,…

Như vậy, tầm soát ung thư về trực tràng có mức chính xác cao và mang lại hiệu quả lớn trong việc ngăn ngừa ung thư. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn “tầm soát ung thư trực tràng có chính xác, hiệu quả không?”

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *