Răng đau nhức không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh răng miệng nguy hiểm. Để tìm được biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây đau răng khi nhai cụ thể. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách chữa trị chứng đau răng khi nhai
1. Nguyên nhân gây đau răng khi nhai do bệnh về nướu
Bệnh về nướu răng được coi là một trong những nguyên nhân gây đau răng khi nhai phổ biến. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng.
1.1. Nguyên nhân
Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu gọi là cao răng. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn.
1.2. Triệu chứng
– Chảy máu nướu
– Đau răng
– Hình thành túi nướu, túi mủ.
– Nướu sưng, đỏ, sờ mềm, không săn chắc
-
Nguyên nhân đau răng khi nhai do bệnh về nướu
2. Nguyên nhân gây đau răng khi nhai do sâu răng, viêm tủy
Nguyên nhân gây nhức răng phổ biến là do sâu răng gây nên. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu thì lỗ sâu nhỏ, có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý nhưng các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.
2.1. Nguyên nhân
Vệ sinh răng miệng kém, men răng yếu, ăn nhiều thực phẩm chứa đường, axit
2.2. Triệu chứng
– Đau nhức răng khó chịu, đặc biệt là khi ăn đồ ngọt
– Có lỗ sâu màu trắng hoặc đen
– Sâu nặng quá có thể dẫn đến vỡ răng và viêm tủy
-
Nguyên nhân gây nhức răng phổ biến là do sâu răng gây nên
3. Nguyên nhân gây đau răng khi nhai do mọc răng khôn
Răng khôn mọc cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng khi nhai dữ dội.
3.1. Nguyên nhân
– Răng mọc lệch, mọc ngầm đâm vào răng bên cạnh, gây ra kích ứng, đôi khi khiến răng bên cạnh bị hỏng
– Lợi trùm răng khôn do răng không thể mọc lên
3.2. Triệu chứng
– Vị trí trong cùng của hàm răng bị sưng lên, đỏ và đau nhức
– Khó mở miệng
– Có thể lên cơn sốt
-
Tìm hiểu thêm: Đeo niềng răng trong bao lâu thì được tháo?
Răng khôn mọc cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng khi nhai
4. Một số nguyên nhân gây nhức răng khác
4.1. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau như:
– Răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ
– Tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi)
– Viêm xoang mũi, mòn chân răng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm răng của bạn đau nhức.
4.2. Triệu chứng
Mỗi vấn đề sẽ có những biểu hiện và trạng thái khác nhau.
-
Mỗi vấn đề sẽ có những biểu hiện và trạng thái khác nhau
Để được tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau răng khi nhai và có cách hỗ trợ điều trị, đừng ngần ngại liên hệ với Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Tại đây, chúng tôi không chỉ điều trị các bệnh lý răng miệng, khắc phục những nhược điểm của hàm răng mà còn luôn vươn tới phương pháp thẩm mỹ tốt nhất cho mọi người bệnh. Được đầu tư công nghệ mạnh về cả Nha khoa tổng quát và Nha khoa thẩm mỹ, Khoa Răng Hàm Mặt có thể thực hiện tốt nhất tất cả các dịch vụ nha khoa yêu cầu kỹ thuật và trình độ cao.
Các kỹ thuật hiện đại mô phỏng tương tác 3D tự động, ghép xương, Implant, nắn chỉnh Invisalign, công nghệ CAD/CAM…cùng thiết bị máy móc đồng bộ, tân tiến được nhập khẩu 100% từ nước ngoài như: Đèn tẩy trắng răng bằng ánh sáng trắng X – Bright (xuất xứ Châu Âu), đèn hàn quang trùng hợp Litex (Mỹ), máy X – Quang kỹ thuật số RSV (Pháp), máy nội soi răng (Hàn Quốc)…sẽ giúp mang lại kết quả tốt nhất làm hài lòng mọi người bệnh.
Dịch vụ tại chuyên khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Thu Cúc có chi phí hợp lý, người bệnh được áp dụng thanh toán theo Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của Bộ y tế, giúp giảm thiểu chi phí tối đa cho quý người bệnh.
-
>>>>>Xem thêm: Phương pháp niềng răng mặt lưỡi và những lưu ý
Bệnh nhân đau răng đến khám tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Với sự chăm sóc nhẹ nhàng, chu đáo và tận tâm của đội ngũ bác sỹ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nha khoa nào tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.