Theo thống kê năm 2018 của GLOBOCAN, có khoảng 4.200 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung và hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này tại Việt Nam. Và để ngăn chặn những con số này ngày càng gia tăng, các chị em phụ nữ nên sớm tầm soát ung thư cổ tử cung và duy trì tầm soát định kỳ hàng năm.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc về tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Ngoài bệnh ung thư vú thì ung thư cổ tử cung là một trong những dạng ung thư thường gặp ở phụ nữ. Nguyên tắc bất dịch trong tầm soát ung thư chính là phát hiện sớm – điều trị kịp thời – tiết kiệm nguồn lực. Và dưới đây là một số lưu ý về đối tượng cần thực hiện tầm soát, đánh giá nguy cơ ung thư cổ tử cung sớm.
99% trường hợp bị ung thư cổ tử cung đều liên quan đến việc nhiễm virus HPV. Do đó, những người có nguy cơ cao nhiễm HPV chính là đối tượng cần chú ý tầm soát sớm.
– Phụ nữ 35 tuổi trở lên: Nhóm phụ nữ 45 – 50 tuổi có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao nhất. Tuy nhiên, độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung đang dần trẻ hóa, thậm chí tại Việt Nam đã ghi nhận ca mắc ung thư cổ tử cung khi chỉ mới 14 tuổi.
– Người có quan hệ tình dục không lành mạnh: Có nhiều bạn tình, bạn tình có quan hệ tình dục với nhiều người khác, quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thành niên, quan hệ tình dục không an toàn…
– Người đã sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh đẻ sớm.
– Người bị suy giảm miễn dịch.
– Người có tiền sử cá nhân bị loạn sản cổ tử cung hoặc gia đình có người bị ung thư cổ tử cung.
– Người mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, ví dụ như chlamydia.
– Các đối tượng có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: thường xuyên hút thuốc lá, căng thẳng thường xuyên, béo phì…
– Đặc biệt, trẻ khi sinh ra cũng có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu người mẹ khi mang thai có sử dụng thuốc diethylstilbestrol (một dạng thuốc nội tiết tố ngăn ngừa sảy thai).
Phụ nữ trên 35 dễ mắc ung thư cổ tử cung
2. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung
Hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp tầm soát ung thư nói chung. Tuy nhiên, sẽ có một số được đánh giá là tối ưu và phù hợp dành riêng cho ung thư cổ tử cung.
2.1. Nên lựa chọn phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào?
Hiện nay, có 2 phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là PAP và HPV.
– PAP smear: Phương pháp còn được gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Phương pháp này nhằm xác định những thay đổi tế bào ở cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu ung thư kịp thời. Xét nghiệm PAP được khuyến cáo có thể sử dụng cho độ tuổi 21 ở trên với tần suất 3 năm/lần.
– Xét nghiệm HPV: Phương pháp này cho phép phát hiện và xác định được nhiều dạng virus HPV, trong đó có 2 chủng HPV 16 và 18 – 2 chủng virus là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát với xét nghiệm HPV kết hợp với PAP. Bạn nên thực hiện xét nghiệm này định kỳ 3 năm/ lần để tầm soát bệnh an toàn và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Xét nghiệm PAP và HPV là 2 phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến
2.2.. Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác không?
Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác khá cao. Với phương pháp xét nghiệm PAP sẽ cho độ chính xác lên tới 50 – 70% và xét nghiệm HPV có độ chính xác đạt 92%. Việc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho cả 2 phương pháp đều khá đơn giản và dễ dàng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo xét nghiệm kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:
– Tránh làm xét nghiệm tầm soát trong những ngày đang có kinh nguyệt. Thời gian tốt nhất là 5 ngày sau khi đã hoàn toàn kết thúc chu kỳ kinh.
– Không sử dụng các loại kem thoa âm đạo trong 2 – 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.
– Không thụt rửa âm đạo trong 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
– Không quan hệ tình dục tối thiểu 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng tới độ chính xác.
– Khi đang đặt thuốc âm đọa hoặc điều trị viêm nhiễm phụ khoa, bạn cần thông báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.
– Kết quả tầm soát ung thư sẽ có sai sót nhất định nên nếu kết quả dương tính, bạn cần bình tĩnh và tiến hành thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn để xác định chính xác khả năng mắc ung thư.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lý ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu?
Các xét nghiệm tầm soát có sai số nhất định
3. Có nên tiêm vaccine HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
Ngoài việc chủ động thực hiện tầm soát định kỳ, bạn nên tiến hành tiêm vaccine HPV để phòng bệnh ung thư cổ tử cung ra. Vaccine ngừa HPV được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ độ tuổi 9 – 26, bất kể đã phát sinh quan hệ tình dục hay chưa.
Đặc biệt, ngoài hiệu quả phòng ngừa ung thư, vaccine chống HPV còn có thể giúp chúng ta ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác do virus HPV gây ra. Do đó, mũi tiêm HPV hoàn toàn có thể sử dụng cho nam giới. Độ tuổi tiêm vaccine HPV được khuyến cáo dành cho nam giới là từ 11 – 21 tuổi.
Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine cho người đồng tính nam, người lưỡng tính hoặc bất kỳ đối tượng nam giới có quan hệ tình dục với người cùng giới cho đến năm 26 tuổi. Những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả đối tượng bị HIV/AIDS) cũng được xem là đối tượng nên tiến hành tiêm vaccine để ngăn ngừa khả năng bị ung thư do HPV gây ra. Và độ tuổi giới hạn trong trường hợp này cũng là 26 tuổi.
Ung thư cổ tử cung không ngoại trừ bất kỳ ai, do đó, chúng ta cần thực hiện lối sống lành mạnh, cân bằng và khoa học. Hy vọng với bài viết này, các chị em phụ nữ đã có thêm kiến thức về việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, hiểu rõ về cách phòng ngừa để tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh quái ác này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.