Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Cuốn mũi phì đại là một trong bệnh lý ở mũi phổ biến, làm cản trở quá trình hô hấp của người bệnh, có tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như là cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh phì đại cuốn mũi là bệnh như thế nào, nguyên nhân, triệu chứng hay gặp và cách điều trị cho hiện tượng này ra sao sẽ được cung cấp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

1. Tổng quan bệnh phì đại cuốn mũi

Cuốn mũi là bộ phận có vị trí ở mặt bên của mũi, bao gồm xương xoăn mũi và lớp niêm mạc phủ bên trên. Cuốn mũi cùng với hệ thống mạch máu bên trong tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra thuận lợi thông qua việc làm ấm và ẩm lượng không khí được hít vào, đồng thời ngăn cản bụi xâm nhập vào đường hô hấp. 

Cuốn mũi bao gồm 3 loại trong một lỗ mũi: cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới. Cuốn mũi thường xuyên tiếp xúc với những dị nguyên hô hấp, do đó rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài và dễ gặp tình trạng tổn thương trong đó có phì đại cuốn mũi.

Cuốn mũi bị phì đại là hiện tượng cuốn mũi bị to bất thường, viêm sưng, làm bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mũi nếu diễn ra trong một thời gian dài.

Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Cuốn mũi bị phì đại là hiện tượng cuốn mũi bị to bất thường, viêm sưng, làm bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình hô hấp

2. Nguyên nhân và nguy cơ làm cuốn mũi phì đại

2.1 Nguyên nhân gây cuốn mũi phì đại

Theo các bác sĩ tai mũi họng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phì đại cuốn mũi là hậu quả của viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch để lại. Do khi mắc những bệnh này, người bệnh không điều trị đúng cách và dứt điểm. Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi chứa hoạt chất imidazoline sẽ gây tác hại lên cuốn mũi dưới, làm phì đại kích cỡ của cuốn mũi dưới một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó còn các nhóm nguyên nhân phổ biến sau là cuốn mũi bị phì đại: 

– Dị ứng vùng mũi: đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến do kích ứng với các tác nhân bên ngoài như bụi, khói, lông động vật, phấn hoa, xâm nhập vào đường hô hấp. Lúc này, mũi tự tạo ra hàng rào bảo vệ đường hô hấp trước tác nhân đó, khiến cuốn mũi bị to lên. 

– Lệch vách mũi: khi vách mũi bị lệch, cuốn mũi bị phì đại để bù trừ. thông thường những trường hợp như thế này sẽ chỉ xuất hiện tại một bên mũi bị sưng lên.

– Sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá làm gia tăng tình trạng  phì đại cuốn mũi do những chất này sẽ gây kích ứng mũi. 

2.3 Những ai dễ bị cuốn mũi phì đại

Phì đại cuống mũi là tình trạng rất thường gặp của đường hô hấp, có thể xảy ra bất kì lứa tuổi nào. Tuy nhiên phì đại cuốn mũi có tỷ lệ xảy ra cao hơn với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất hàng ngày làm niêm mạc mũi bị kích ứng, gây ra tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Bên cạnh đó, những người có tiền sử mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, cụ thể là: viêm mũi cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA, gai vách ngăn,… không thực hiện điều trị sớm hoặc điều trị không triệt để sẽ làm cuốn mũi bị tổn thương, dễ dàng phình to và viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Sưng amidan 1 bên: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Những người có tiền sử mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp rất dễ bị phì đại cuốn mũi

3. Triệu chứng phổ biến của bệnh phì đại cuốn mũi

Dưới đây là danh sách những triệu chứng hay gặp nhất khi cuốn mũi bị phì đại mà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý: 

– Nghẹt mũi triền miên: đây được xem là một trong những dấu hiệu để nhận biết sớm tình trạng phì đại cuốn mũi. Cuốn mũi bị sưng to bất thường sẽ làm cản trở quá trình hít thở không khí, gây nên tắc mũi. Với trường hợp này, bệnh nhân cảm thấy hít thở khó khăn, tuy nhiên ít dịch nhầy như bị sổ mũi. 

– Khó thở, thở khò khè: nhiều bệnh nhân hay lầm tưởng triệu chứng này giống với bệnh cảm cúm, viêm mũi thông thường. Tuy nhiên ở bệnh này, cảm giác khó thở xuất hiện nhiều nhất khi bệnh nhân ngồi thấp, cúi, nằm,…Bởi những tư thế này làm máu dồn về cuốn mũi, gây nghẹt thở. Khi bị khó thở do phì đại cuốn mũi gây nên không thể cải thiện chỉ với các cách thở thông thường. Vào buổi tối hoặc thời tiết chuyển lạnh tình trạng này càng trầm trọng hơn. 

– Gặp các vấn đề viêm xoang: những hiện tượng sổ mũi, đau đầu, nghẹt mũi,…tiếp tục tái diễn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Ở nhiều trường hợp, đây là một trong những dấu hiệu của phì đại cuốn mũi không được điều trị và hay bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm xoang.

– Chảy máu mũi, ngáy mũi: đây là dấu hiệu ít thấy tuy nhiên những người mắc phì đại cuốn mũi có thể bị chảy máu mũi do niêm mạc bị tổn thương.

4. Cách điều trị hiệu quả khi bị phì đại ở cuốn mũi

Theo các bác sĩ tại chuyên khoa thì hiện nay việc điều trị tình trạng phì đại cuốn mũi đã không quá khó khăn, chỉ cần người bệnh thực hiện chữa trị sớm và đúng cách sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất có thể.

– Điều trị nội khoa: đây là phương pháp điều trị đơn giản và dễ thực hiện nhất. Thông thường, những bệnh nhân mắc phì đại do dị ứng hay được chỉ định phương pháp này. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng sưng, viêm ở cuốn mũi. Ngoài ra có thể kết hợp với các loại thuốc xịt để quá trình điều trị đạt kết quả nhanh hơn. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này là người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc giảm liều, ngưng uống khi thấy bệnh tình thuyên giảm. Một số người bệnh tự mua thuốc điều trị làm cho tình trạng sưng viêm ở cuốn mũi ngày một trầm trọng hơn. 

– Điều trị ngoại khoa: với bệnh nhân phì đại nặng, diễn ra trong thời gian dài và điều trị nội khoa không hiệu quả sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Bác sĩ có thể lựa chọn các kỹ thuật ngoại khoa phù hợp với bệnh nhân để thực hiện điều trị như loại bỏ một phần trong cấu trúc xương mũi, kỹ thuật co nhỏ mô cuốn mũi, phẫu thuật phì đại cuốn mũi,… Tùy vào thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phù hợp, tránh tình huống xấu có thể xảy ra. 

Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi?

Bác sĩ có thể lựa chọn các kỹ thuật ngoại khoa phù hợp với bệnh nhân để thực hiện điều trị cuốn mũi phì đại như loại bỏ một phần trong cấu trúc xương mũi, kỹ thuật co nhỏ mô cuốn mũi,…

Cuốn mũi phì đại không phải là bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh không nên coi thường cần điều trị dứt điểm để có đường hô hấp thật khỏe mạnh. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *