Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả, giúp phát hiện và ngăn ngừa bệnh. Thậm chí, thông qua đó bạn còn có thể nhận diện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.
Bạn đang đọc: Tại sao bạn nên khám sức khỏe định kỳ?
1. Lý do nên kiểm tra sức khỏe định kỳ?
Ông cha ta thường có câu “Sức khỏe là vàng”. Tài sản quý giá nhất trong cuộc sống chính là sức khỏe. Quả thực, sức khỏe là điều vô cùng quan trọng của mỗi người. Bởi chỉ khi có sức khỏe tốt thì con người mới có thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc. Do đó, khám định kỳ chính là sự thể hiện trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
1.1. Phát hiện bệnh lý nguy hiểm ở giai đoạn đầu
Khám định kỳ giúp bạn phát hiện các bệnh nguy hiểm ngay từ giai đoạn đầu, đặc biệt là ung thư. 90% các loại bệnh ung thư có thể chữa trị hiệu quả nếu được nhận diện sớm và điều trị kịp thời.
Việc phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh có cơ hội điều trị thành công, hạn chế nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, từ việc dự đoán được các yếu tố nguy cơ gây bệnh, bạn sẽ được hướng dẫn điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch.
1.2. Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sau khi khám sức khỏe định kỳ
Một người trông bên ngoài có vẻ khỏe mạnh nhưng thực chất bên trong họ vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Không ít các bệnh lý nguy hiểm đôi khi chỉ tình cờ phát hiện khi chúng ta đi khám sức khỏe. Mặc dù người bệnh trước đó không hề có bất kỳ triệu chứng gì. Nguy hiểm hơn, nếu các bệnh lý không được phát hiện sớm, để gây nên biến chứng nặng thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh các bước kiểm tra sàng lọc tùy theo giới tính và độ tuổi, bác sĩ cũng sẽ cũng sẽ tìm hiểu về lối sống (chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao, hút thuốc,…), tình trạng tiêm chủng và tiền sử bệnh của gia đình (nếu có). Nhờ đó khi phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ nhanh chóng biết được nguyên nhân và có phương án điều trị hiệu quả.
Khám sức khoẻ theo định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết với mọi người
1.3. Biết cách điều chỉnh lối sống khoa học hơn
Trước guồng quay cuộc sống bận rộn, rất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đã hình thành như: thức khuya, ăn uống không điều độ, lười vận động,… Bởi vậy, khi khám sức khỏe theo định kỳ, bác sĩ sẽ cung cấp những gợi ý giúp cải thiện lối sống để bạn cải thiện được sức khoẻ của mình.
1.4. Gạt bỏ những lo lắng trong cuộc sống nhờ khám sức khỏe định kỳ
Hiện nay chưa nhiều người chủ động đi khám định kỳ thường xuyên. Điều này vô tình đã tạo nên tâm lý lo lắng, hoang mang khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. Việc cập nhật tình hình thường xuyên sẽ giúp bạn thoát khỏi những lo lắng không đáng có, nhờ đó tập trung vào công việc hoặc học tập tốt hơn.
Chỉ khi đi khám sức khỏe, bạn mới có thể an tâm về sức khỏe một cách toàn diện. Nếu bạn kiểm soát được sức khỏe, bạn sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng và hiệu quả hơn mỗi ngày.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất mà còn ít tốn kém hơn việc điều trị đắt đỏ.
2. Bao lâu nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ?
Theo các chuyên gia, người dân nên tiến hành khám định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm. Thông qua đó, bạn sẽ được tầm soát các vấn đề sức khỏe của mình một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, việc bao lâu nên khám sức khoẻ một lần còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến như: độ tuổi, môi trường sống, tiền sử sức khỏe,…
Ngoài các nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, không ít các gói khám định kỳ được thiết kế giúp bạn thực hiện các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên biệt liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viện khám sức khỏe tổng quát nào tốt nhất ở Hà Nội?
Theo các chuyên gia y tế, bạn nên tiến hành khám sức khỏe từ 1-2 lần/năm
Bên cạnh đó, những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh lý như ung thư, tim mạch, người hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, lối sống ít vận động,… nên thăm khám thường xuyên hơn để nhận diện sớm các vấn đề sức khỏe.
3. Những lưu ý khi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Để kết quả khám định kỳ có tính chính xác cao, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trước khi khám không uống đồ uống có đường, không sử dụng chất kích thích, không ăn sáng.
Uống nhiều nước và nhịn tiểu nếu siêu âm bụng tổng quát.
Nhịn ăn sáng nếu nội soi dạ dày.
– Phụ nữ có thai, đang trong kỳ kinh không khám phụ khoa.
– Tránh quan hệ tình dục trước khi khám.
– Đi tiểu trước khi siêu âm đầu dò.
– Tiến hành vệ sinh tai – mũi – họng và vùng kín sạch sẽ trước khi thăm khám
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến
Người đi thăm khám nên lưu ý một số vấn đề trước khi đi khám sức khoẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý để điều trị kịp thời chính là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe mỗi người!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.