Phương pháp điều trị áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan còn gọi là hiện tượng viêm quanh amidan. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm bởi không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm, việc điều trị áp xe quanh amidan như thế nào?

Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị áp xe quanh amidan

1. Hiện tượng áp xe quanh amidan

Phương pháp điều trị áp xe quanh amidan

Hình ảnh áp xe quanh amidan

Xung quanh amidan là tổ chức liên kết lỏng lẻo nằm ở vị trí giữa amidan và thành bên của vòm họng. Khi bị áp xe quanh amidan, hiểu đơn giản là các tổ chức này bị viêm tấy và hóa mủ. Áp xe quanh amidan có thể coi là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của tình trạng viêm amidan cấp mủ không được điều trị dứt điểm hoặc do tình trạng kháng thuốc, độc tố khi khuẩn cao gây nên. Phần lớn các loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm này được xác định là tụ cầu, xoắn khuẩn, liên cầu, các nhóm vi khuẩn kị khí và ái khí.

2. Áp xe quanh amidan được hình thành như thế nào?

Viêm amidan cấp không được điều trị kịp thời kéo dài từ 5 – 7 ngày dễ chuyển sang áp xe quanh amidan. Khi bị áp xe quanh amidan, ngoài những biểu hiện amidan bị viêm thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy những triệu chứng như;

– Tình trạng đau họng lan rộng và có dấu hiệu tăng dần mặc dù vẫn đang trong đợt điều trị kháng sinh tích cực.

– Cảm thấy cơn đau kéo lên tai, đau nhức vùng góc hàm, tình trạng này rõ nhất là khi nuốt hoặc nhai thức ăn.

– Sốt cao 39 – 40 độ C, cảm thấy rét, cơ thể mệt mỏi.

– Khô miệng, khô môi, lưỡi có lớp giả mạc trắng rất dày.

– Hơi thở hôi, giọng thay đổi, khàn đặc và khó nghe.

– Nếu không điều trị kịp thời tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hiện tượng ngạt thở, khít hàm.

Phương pháp điều trị áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan thường xảy ra một bên và là hệ quả của tình trạng viêm amidan không được điều trị

3. Chẩn đoán viêm quanh amidan

Viêm quanh amidan tiến triển rất nhanh. Khi thăm khám sẽ thấy amidan bị sưng rất to, đỏ và phủ mủ trắng trên bề mặt xong rất dễ loại bỏ mủ này. Mặt trước amidan có dấu hiệu bị căng phồng, biểu hiện phù nề. Quan sát lưỡi gà phù mọng nước và kém di động. Ổ áp xe thường xuất hiện quanh 1 bên amidan kéo theo hạch sưng to, chạm nhẹ có cảm giác đau. Thực hiện các xét nghiệm và phân tích phát hiện thấy các tế bào bạch hầu trung tính tăng.

4. Điều trị áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan tiến triển theo hai giai đoạn gồm: giai đoạn  trung gian và giai đoạn áp xe. Điều trị áp xe quanh amidan càng sớm càng cho kết quả khả quan. Cụ thể:

4.1. Điều trị giai đoạn sớm

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa viêm amidan cấp và viêm quanh amidan. Ở thời điểm này, xung quanh amidan sẽ bị sưng tấy. Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong điều trị bởi thời điểm này hoàn toàn có thể can thiệp bằng điều trị nội khoa: sử dụng các thuốc kháng sinh, tiêu viêm thông qua đường uống hoặc tiêm. Cùng với đó kết hợp hạ sốt, giảm các triệu chứng kéo theo.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm thanh quản cấp an toàn, hiệu quả

Phương pháp điều trị áp xe quanh amidan

Thăm khám và điều trị ở giai đoạn sớm cho kết quả phục hồi nhanh và tích cực hơn

4.2. Điều trị giai đoạn muộn

Khi đã chuyển sang giai đoạn áp xe, vùng viêm đã chuyển dạng mủ bao bọc và bắt buộc phải sử dụng thủ thuật để dẫn lưu mủ ra ngoài.

Các bác sĩ có thể dùng kim chọc dò vùng viêm tấy nhất của amidan để kiểm tra mủ. Mẫu bệnh phẩm cần được giải phẫu, xét nghiệm để tìm ra chủng vi khuẩn gây bệnh chính xác phục vụ quá trình điều trị.

Vết trích dẫn lưu mủ cần được để hở trong vòng 3 ngày kết hợp điều trị nội khoa kéo dài từ 7 – 10 ngày tới khi các biểu hiện thuyên giảm. Điều trị tích cực khi hết các dấu hiệu viêm toàn thân (sốt) và viêm tại chỗ (vùng amidan) người bệnh thường sẽ có chỉ định cắt bỏ amidan bị viêm.

Điều trị áp xe quanh amidan là vô cùng quan trọng và không thể chậm trễ. Lý do bởi khi đã chuyển sang giai đoạn áp xe, tốc độ lây lan vùng viêm tới các bộ phận sau họng rất nhanh. Tình trạng áp xe sẽ dẫn tới viêm và áp xe vùng tạng sau họng: áp xe khí quản, thanh quản,… Nguy hiểm nhất là áp xe quanh amidan gây nhiễm trùng huyết khiến tử vong nhanh chóng. Lưu ý quan trọng trong điều trị viêm quanh amidan chính là không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh bởi nếu xảy ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Chính vì thế, khi trong quá trình điều trị viêm quanh amidan, hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và hỏi ngay nếu có những bất thường hoặc những băn khoăn.

5. Phòng ngừa áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan bản chất là hệ quả của các bệnh lý viêm amidan, một trong những bện lý tai mũi họng phổ biến ở mọi đối tượng. Chính vì thể để phòng ngừa áp xe quanh amidan, việc đầu tiên là phòng tránh các bệnh lý về tai mũi họng, đặc biệt là viêm amidan.

Phương pháp điều trị áp xe quanh amidan

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan hốc mủ: Càng chủ quan bệnh càng nặng

Súc miệng nước muối sinh lý vệ sinh họng mỗi ngày là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh lý tai mũi họng trong đó có viêm quanh amidan

Giữ vùng tai mũi họng luôn khỏe mạnh cần thực hiện những chú ý sau đây:

– Luôn giữ ấm vùng hầu họng, đặc biệt trong các thời tiết chuyển mùa và trong mùa lạnh.

– Bảo vệ tai mũi họng bởi các tác nhân từ ô nhiễm môi trường bằng cách luôn mang đồ bảo hộ (khẩu trang, khăn trùm,….) khi làm việc, di chuyển tại các khu vực ô nhiễm; thực hiện chăm sóc vùng tai mũi họng mỗi ngày ( vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý,..).

– Chủ động nâng cao đề kháng của cơ thể: tập luyện thể dục đều đặn, bổ sung dinh dưỡng,…

Bên cạnh đó, nếu đã và đang mắc các bệnh lý về tai mũi họng cần chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm. Tránh bệnh chuyển sang tình trạng mạn tính sẽ dễ tái phát thành các đợt viêm cấp nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.

Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu bất thường, cần chủ động thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới tình trạng áp xe quanh amidan và cách điều trị. Điều trị áp xe quanh amidan không khó nếu kiên trì và phát hiện sớm. Nhưng sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Chúc bạn trở thành người thông thái và biết cách chăm sóc sức khỏe một cách chủ động.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *