Biểu hiện trẻ sốt mọc răng cần đi khám bác sĩ?

Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ sốt mọc răng không cần đi khám bác sĩ. Tuy nhiên theo các bác sĩ Nhi khoa cho biết: nếu mẹ không muốn bỏ sót bất kỳ bệnh lý nào ở trẻ, tuyệt đối không nên chủ quan cho rằng trẻ “sốt mọc răng” vì khi bé có thể có biểu hiện sốt mọc răng nhưng con cũng có thể bị sốt do nhiều bệnh lý khác. Vì vậy dễ khiến nhiều ba mẹ lầm tưởng bé bị sốt mọc răng nên thường chủ quan không cho con đi thăm khám. Vậy biểu hiện trẻ bị sốt mọc răng khi nào cần đi khám bác sĩ? Mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Biểu hiện trẻ sốt mọc răng cần đi khám bác sĩ?

Trẻ NHỎ bị sốt do nguyên nhân gì?

Biểu hiện trẻ sốt mọc răng cần đi khám bác sĩ?

Trẻ bị sốt có thể do rất nhiều bệnh lý khác nhau nếu xuất hiện khi bé đang giai đoạn mọc răng sẽ khiến nhiêu ba mẹ lầm tưởng bé bị sốt mọc răng nên thường chủ quan bỏ qua không cho con đi thăm khám. (ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt do rất nhiều bệnh lý và nguyên nhân khác nhau, trong đó đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, gặp nhiều nhất là sốt siêu vi trùng (sốt vi rút), chúng có thể trùng với thời điểm mà bé đang mọc răng. Vì vậy trên thực tế rất nhiều trường hợp ba mẹ đưa trẻ đến khám với ý nghĩ bé bị sốt mọc răng nhưng khi thăm khám mới phát hiện con bị viêm họng mủ, viêm họng, sốt siêu vi trùng,…

Nếu trẻ sốt siêu vi trùng, sốt do viêm họng… cùng với mọc răng, việc mọc răng chỉ là thêm vào, mẹ vẫn phải theo dõi tình trạng sốt siêu vi trùng, sốt viêm họng ở bé và có biện pháp điều trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện trẻ sốt mọc răng cần đi thăm khám 

Tìm hiểu thêm: Thực trạng vấn đề còi xương ở trẻ em cha mẹ cần biết

Biểu hiện trẻ sốt mọc răng cần đi khám bác sĩ?

Các biểu hiện trẻ bị sốt mọc răng: sốt nhẹ, chảy dãi nhiều, lười ăn, mỗi lần ti mẹ thường nghiến rất đau, bé thích đưa tay hay vật lạ vào mồm nhai, cắn, bé khó chịu, quấy khóc… tuy nhiên cũng có thể bé bị sốt do những nguyên nhân khác, ba mẹ không nên chủ quan. (ảnh minh họa)

Thông thường trẻ sốt mọc răng thường không sốt cao, khoảng 38-38,5 độ C. Kèm theo các dấu hiệu như chảy dãi nhiều, lười ăn, mỗi lần ti mẹ thường nghiến rất đau, bé thích đưa tay hay vật lạ vào mồm nhai, cắn, bé khó chịu, quấy khóc… thì rất có thể con đang sốt mọc răng. Thông thường trẻ sốt mọc răng con sốt nhẹ, khi răng bé “nhú” lên bé sẽ hết sốt. Trẻ nhỏ thường mọc răng sữa ở độ tuổi 6 tháng tuổi trở đi, vì vậy ba mẹ cần lưu ý khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt kèm theo các dấu hiệu bé mọc răng, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì cũng có rất nhiều bệnh lý mà bé không sốt cao và xuất hiện trùng với khi bé bị sốt do mọc răng.

Vì vậy khi bé có các biểu hiện sốt mọc răng dù có kèm theo các biểu hiện khác như ho, đau họng, khó thở, sốt cao kéo dài  không đáp ứng với thuốc hạ sốt,… Ba mẹ tuyệt đối được nên chủ quan, cần đưa con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để đảm bảo bé yêu được chẩn đoán đúng bệnh và không bỏ qua bất cứ bệnh lý nguy hiểm nào có thể xảy ra.

Điều trị trẻ bị sốt mọc răng như thế nào? 

Biểu hiện trẻ sốt mọc răng cần đi khám bác sĩ?

>>>>>Xem thêm: Nghiến răng khi ngủ – những điều có thể bạn chưa biết

Khi bé bị sốt, ba mẹ không nên cho rằng con “sốt mọc răng” nên không cần đi thăm khám vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, bé cần được xử trí kịp thời để tránh gây nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt mọc răng, ba mẹ cần chú ý theo dõi thân nhiệt của bé bằng cách cặp nhiệt độ thường xuyên để biết con bị sốt như thế nào:

– Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì chưa cần cho bé uống thuốc hạ sốt vội. Mẹ có thể dùng nước ấm lau cổ, nách, bẹn của bé. Cho bé mặc quần áo thông thoáng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, nên cho bé ăn các thức ăn mềm, để nguội. Trẻ sơ sinh vẫn bú mẹ hoàn toàn nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn.

– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C hãy cho bé uống hạ sốt paracetamol theo đúng hàm lượng phù hợp với cân nặng của trẻ (10-15 mg/kg cân nặng) và áp dụng các biện pháp như trẻ sốt dưới 38,5 độ C.

Bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và nên cho con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để tránh bỏ sót những bệnh lý nguy hiểm và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *