Cận thị là một trong những tật khúc xạ khá phổ biến ở Việt Nam. Nó không chỉ khiến thị lực của người bệnh bị suy yếu mà còn có nguy cơ gây ra các bệnh về mắt trong tương lai. Vậy cận thị có chữa khỏi được không? Các phương pháp điều trị cận thị là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI nhé!
Bạn đang đọc: Cận thị là gì? Điều trị cận thị như thế nào?
1. Tổng quan về cận thị
1.1 Cận thị là gì?
Cận thị là một loại tật khúc xạ thường gặp ở mắt. Khi mắc cận thị, người bệnh chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần và rất khó khăn để nhìn xa. Hình ảnh quan sát được hội tụ ở trước võng mạc. Do đó khi nhìn xa, người cận thị thường phải nheo mắt và điều tiết mắt nhiều hơn.
Cận thị là một loại tật khúc xạ thường gặp ở mắt
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh có xu hướng tăng nhanh và được chia thành các loại:
– Cận thị đơn thuần: Trường hợp mà độ cận dưới 6 diop, có thể kèm theo loạn thị.
– Cận thị thứ phát: Cận thị do tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng từ các bệnh khác.
– Cận thị ban đêm: Mắt nhìn kém khi ở trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên, vẫn có thể nhìn bình thường vào ban ngày.
– Cận thị giả: Khả năng điều tiết và tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời trong một thời gian. Tuy nhiên, bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện nếu mắt được nghỉ ngơi đúng cách.
– Cận thị thoái hóa: Độ cận trên 6 diop kèm thoái hóa võng mạc ở bán cầu sau nhãn cầu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng mắt ngày càng trở nên nghiêm trọng.
1.2 Nguyên nhân
Cận thị thường xảy ra do tình trạng trục nhãn cầu quá dài. Tia sáng đi vào mắt hội tụ ở một điểm trước võng mạc thay vì đúng tại vị trí võng mạc. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xảy ra do thể thủy tinh hoặc giác mạc quá cong so với nhãn cầu.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thường xuyên làm việc với máy tính. Thói quen ngồi học tập, làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Hoặc cũng có thể là do yếu tố di truyền gây ra.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cận thị
Cận thị thường bắt đầu từ khi còn nhỏ và ít tăng độ cận hơn khi ở tuổi trưởng thành. Trẻ nhỏ nếu có cha mẹ bị cận có nguy cơ mắc cận thị cao hơn so với bình thường.
1.3 Triệu chứng
Khi bị cận thị, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như:
– Gặp khó khăn (mờ, nhòe) khi nhìn các vật thể ở xa
– Thường xuyên nheo mắt, dụi mắt khi nhìn xa
– Mỏi mắt, đau mắt nếu phải nhìn tập trung quá lâu
– Khó nhìn hơn trong bóng tối hoặc vào ban đêm
– Có thói quen nhìn gần, nhìn sát mắt
– Nhạy cảm với ánh sáng cường độ mạnh, hay chói mắt
– Cúi gù lưng để nhìn rõ khi học tập, làm việc
– ……
2. Điều trị cận thị như thế nào?
Bên cạnh việc gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh cận thị nếu để lâu sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Khiến người bệnh có nguy cơ bị đục thủy tinh thể sớm. Thậm chí thoái hóa võng mạc và mắc phải nhiều bệnh về mắt nguy hiểm khác.
Vậy, các phương pháp điều trị cận thị là gì? Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị hoặc hạn chế sự phát triển của cận thị.
Tìm hiểu thêm: Võng mạc mỏng nhất ở đâu và cách bảo vệ võng mạc mắt
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị hoặc hạn chế sự phát triển của cận thị.
2.1 Luyện tập & Chế độ dinh dưỡng
Một cách đơn giản nhất, người bệnh có thể thực hiện các bài tập mắt đơn giản hàng ngày. VD: Nhắm mắt thư giãn; Luyện nhìn xa; Bài tập đảo mắt; Nhìn tập trung… Các bài tập này không chỉ giúp làm giảm độ cận mà còn tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ làm việc khoa học cho mắt. Hạn chế căng thẳng và để mắt nghỉ ngơi ít nhất vài phút sau mỗi giờ làm việc. Không nhìn các thiết bị điện tử trong 2 tiếng trước khi ngủ. Học tập, làm việc đúng tư thế và đầy đủ ánh sáng.
Ngoài ra, nên bổ sung thêm các chất giúp bảo vệ mắt như: vitamin A, C, Canxi, Crom…
2.2 Đeo kính cận phù hợp
Đây là phương pháp khá thông dụng và ít tốn kém được nhiều người sử dụng. Các thấu kính phân kỳ giúp cho người bệnh nhìn rõ các vật ở xa hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Không thể điều trị triệt để và sẽ cần thay kính mới khi độ cận tăng.
Khi chọn kính cận, tốt nhất nên chọn tròng kính có độ chiết suất cao và có lớp chống lóa. Đồng thời cũng nên chọn các loại kính quang học có thể tự đổi sang màu sẫm khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh.
2.3 Phẫu thuật
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật là có thể điều trị được triệt để tật cận thị. Thời gian phục hồi mắt sau phẫu thuật tương đối nhanh. Tuy nhiên giá cả cao và nhiều người vẫn còn e ngại khi sử dụng dao kéo ở vùng mắt.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng khá “kén chọn” người bệnh. Trẻ dưới 18 tuổi sẽ chưa đủ tuổi để thực hiện phẫu thuật này.
2.4 Điều trị bằng Ortho K
Điều trị bằng Ortho K là phương pháp tối ưu nếu người bị cận không muốn phẫu thuật hoặc chưa đủ tuổi để phẫu thuật. Theo đó, người bệnh chỉ cần mang một kính áp tròng hàng ngày khi ngủ. Kính có tác dụng định hình lại giác mạc, cho mắt nhìn rõ trong suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo thêm kính.
Hiện nay, đây là một trong những phương pháp điều trị cận thị an toàn và tiên tiến. Tuy nhiên, để quá trình thực hiện đạt hiệu quả tốt, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện.
>>>>>Xem thêm: Các tính năng của tròng kính cận mỏng cho người cận nặng
Thu Cúc TCI là sự lựa chọn tin tưởng của nhiều khách hàng
Chuyên khoa Mắt – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tự tin là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực. Tại đây quy tụ đội ngũ các bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành với hơn 30 năm kinh nghiệm. Trực tiếp tham gia thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân. Cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống máy móc đạt chuẩn được nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Kính áp tròng Ortho K có nguồn gốc rõ ràng, được thiết kế phù hợp với từng giác mạc. Đảm bảo an toàn và sự yên tâm cho mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về các cách điều trị cận thị và câu trả lời cho câu hỏi “Cận thị là gì?”. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những thông tin thật hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.