Gãy xương đòn trong các trường hợp gãy xương hở đòi hỏi người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thực hiện kết xương trong khoảng thời gian 24h để có được hiệu quả. Vậy kết xương trong gãy xương đòn là gì, các kỹ thuật thực hiện như thế nào hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Kết xương trong gãy xương đòn là gì, các phương pháp
Kết xương trong gãy xương đòn là gì?
Xương đòn còn được gọi là xương quai xanh, là một trong những xương của thành ngực trước.
Xương đòn còn được gọi là xương quai xanh, là một trong những xương của thành ngực trước. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S, một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai. Gãy xương đòn là chấn thương hay gặp nhất khi bạn bị ngã, đập vai xuống đất.
Gãy xương đòn thường được điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp gãy xương đòn được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật kết xương trong gãy xương đòn không quá khó đối với hầu hết các phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình bởi vì xương đòn nằm nông dưới da. Đây là phẫu thuật xương đòn bị gãy giúp phục hồi nhanh.
Ai cần kết xương trong gãy xương đòn?
Tìm hiểu thêm: Đau lưng có nên đi bộ? khám chuyên khoa cơ xương khớp
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị giúp phục hồi xương đòn bị gãy.
Phương pháp bảo tồn được chỉ định trong các trường hợp gãy xương đòn không di lệch hay di lệch ít (dưới 15mm). Có rất nhiều kỹ thuật điều trị bảo tồn gãy xương đòn nhưng 2 phương pháp thường được sử dụng nhất hiện nay là treo tay (sling) và băng số 8 (Figure-8-bandage). Điều trị bằng treo tay làm bệnh nhân dễ chịu hơn là băng số 8. Với phương pháp đeo băng số 8, bệnh nhân sẽ được cho mang đai vải (còn gọi là đai số 8) chuyên dùng cho gãy xương đòn trong thời gian khoảng 2-3 tháng kết hợp với tập vận động khớp vai để tránh cứng khớp.
Tuy nhiên, các trường hợp sau đây: gãy hở, kèm biến chứng thần kinh mạch máu, di lệnh xa nhiều hơn 2 cm, chồng ngắn hơn 2cm, đầu gãy hoặc mảnh gãy dọa mở ra da, bập bềnh khớp vai (gãy xương đòn kèm gãy cổ xương bả vai), gãy 1/3 ngoài kèm đứt dây chằng quạ đòn, chậm liền xương hoặc khớp giả thường được chỉ định kết xương trong gãy xương đòn.
Các kỹ thuật kết xương đòn
>>>>>Xem thêm: Gãy xương mác bao lâu tập đi được và cách dùng nạng gỗ
Căn cứ vào tình trạng gãy xương đòn của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.
Kết xương đòn bằng đinh nội tủy hay nẹp vít
Đây là 1 trong những kỹ thuật kết xương trong gãy xương đòn. Kết hợp xương đòn được thực hiện với tư thế nằm ngửa hoặc tư thế “beach chair”, đầu cổ nghiêng về phía đối diện. Đặt một túi hơi dưới xương vai để giúp nắn xương và quang sát được vùng vai sau ngoài khi kết xương đòn bằng đinh nội tủy. Cánh cẳng tay cũng cần chuẩn bị để giúp kéo nắn thêm trong các trường hợp cần thiết.
Rạch da bờ dưới xương đòn có thể làm giảm sự kích thích lên sẹo và dễ bộc lộ ổ gãy và đặt nẹp ở vị trí trước dưới. Xác định và bảo tồn nhánh thần kinh trên đòn.
Kết xương đòn bằng nẹp vít
Đặt nẹp ở vị trí trước trên (trên mặt căng của xương) tạo ra sự vững chắc sinh cơ học hơn ở những nơi khác, tuy nhiên đặt nẹp ở vị trí trước dưới cũng thành công về mặt lâm sàng. Các thuận lợi khi đặt nẹp trước dưới là ít có khả năng gây tổn thương phổi, màng phổi, bó mạch dưới đòn khi bắt vít và về lý thuyết cách đặt nẹp này ít gây ra sự kích thích với implant. Đặt nẹp ở vị trí trước dưới cũng có một số bất tiện. Đó là cần phải bóc tách thêm mô mềm và khó tạo hình nẹp hơn, dù nẹp tạo hình trước cho từng vị trí gãy đã có sẵn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.