Nấm miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Cùng với những hình ảnh nấm miệng được cung cấp dưới đây, bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích xoay quanh bệnh lý này.
Bạn đang đọc: Từ hình ảnh nấm miệng, nhận biết triệu chứng để điều trị
1.Tổng quan về bệnh nấm miệng
1.1 Nấm miệng là bệnh gì?
Nấm miệng (hay còn gọi là candida miệng hoặc tưa miệng) là tình trạng miệng bị nhiễm khuẩn nấm, xuất hiện vết sưng trắng hoặc vàng. Nấm Candida Albicans phát triển quá mức kiểm soát ở niêm mạc chính tác nhân của bệnh lý này.
1.2 Nấm miệng lây qua những đường nào?
Vi khuẩn nấm Candida có thể truyền từ người này qua người khác qua tiếp xúc trực tiếp như:
– Quan hệ tình dục, kể cả đường hậu môn cũng như quan hệ bằng miệng.
– Phụ nữ truyền nấm cho con trong quá trình sinh nở.
– Phụ nữ nhiễm trùng lây sang con khi cho bú.
– Em bé bị nấm miệng truyền bệnh cho mẹ trong quá trình bú.
1.3 Triệu chứng nấm miệng
Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này chưa có bất kỳ triệu chứng nào để có thể nhận biết. Tuy nhiên, lúc tình trạng nhiễm trùng tồi tệ hơn, một trong các triệu chứng sau sẽ xuất hiện:
+ Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc màu vàng (giống màu phô mai) trên lưỡi, phần niêm mạc má, vòm miệng, phần nướu răng hoặc amidan.
+ Tấy đỏ hoặc cảm giác đau nhức ở miệng, khiến việc ăn hoặc nuốt gặp nhiều khó khăn.
+ Có hiện tượng chảy máu nhẹ trong trường hợp nơi nhiễm nấm bị cọ xát.
+ Khóe miệng có tình trạng nứt và đỏ, đặc biệt ở những người đeo răng giả thì tình trạng này sẽ thấy rõ hơn.
+ Luôn có cảm giác đang ngậm bông trong miệng.
+ Có cảm giác khó chịu trong miệng hoặc mất đi vị giác.
– Với trường hợp nhiễm nấm nặng có thể gặp tổn thương ở thực quản (ống dài nối giữa họng và dạ dày). Lúc này, người bệnh sẽ khó khăn trong việc nuốt cũng như cảm giác cổ họng đang mắc nghẹn thức ăn.
– Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm miệng, sẽ gặp khó khăn khi ăn, dễ bị kích động và cáu kỉnh. Bé có thể truyền bệnh sang cho mẹ trong quá trình cho bú. Người phụ nữ khi bị nhiễm khuẩn candida ở ngực sẽ có những biểu hiện:
+ Núm vú sưng đỏ, nứt hoặc cảm giác ngứa.
+ Có hiện tượng bong tróc ở phần núm vú.
+ Gặp những cơn đau bất thường khi cho bé bú, đặc biệt có cảm giác như dao đâm bên trong vú.
2. Hình ảnh nấm miệng
Hình ảnh nấm miệng này cho thấy khi bị nấm Candida xâm nhập, trong khoang miệng sẽ xuất hiện những vết sưng trắng.
Hình ảnh nấm miệng được thể hiện qua triệu chứng khóe miệng khô, nứt nẻ
Tìm hiểu thêm: Bị thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng và dấu hiệu nhận biết
Khi bị nấm miệng, người bệnh sẽ xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi.
3. Nguyên nhân gây nấm miệng
Ở trạng thái bình thường, trong khoang miệng vẫn chứa một lượng nấm Candida albicans, tuy nhiên vi khuẩn có lợi trong cơ thể vẫn giúp kiểm soát tốt số lượng nấm này. Nhưng trong trường hợp hệ miễn dịch suy yếu, vi sinh vật trong cơ thể sẽ mất cân bằng dẫn đến lượng nấm phát triển không kiểm soát và gây nấm miệng.
Gây nên tình trạng xáo trộn vi sinh vật, hệ miễn dịch suy yếu có thể do một số nguyên nhân sau:
– Sử dụng thuốc như prednisone, điều trị hen suyễn bằng cách hít thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng sinh.
– Đang trong giai đoạn điều trị ung thư (hóa trị và xạ trí) khiến chức năng hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.
– Bị bệnh bạch cầu, HIV/AIDS gây tổn hại hoặc phá hủy tế bào của hệ thống miễn dịch.
– Bị đái tháo đường khiến lượng đường trong máu tăng cao và suy yếu hệ thống miễn dịch.
– Đeo răng giả không phù hợp.
– Vệ sinh răng miệng kém và chưa đúng cách.
– Hút thuốc.
Hút thuốc là một trong số những nguyên nhân tăng nguy cơ bị nấm miệng
4. Phương pháp chẩn đoán nấm miệng
Khi đến khám nha khoa tại các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý bằng cách kiểm tra miệng của bệnh nhân bằng cách:
– Nhận biết dấu hiệu qua tổn thương màu trắng đặc trưng ở trên miệng, phần lưỡi hoặc má.
– Chải thử nhẹ phần sưng đỏ xem có hiện tượng chảy máu không.
– Tiến hành xét nghiệm tế bào từ một tổn thương dưới kính hiển vi.
Ngoài ra, để kiểm tra xem bệnh nấm miệng có lan đến thực quản không, bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán như:
– Tiến hành ngoáy cổ họng bằng bông vô trùng và soi các vi sinh vật thu được dưới kính hiển vi.
– Nội soi bằng một ống dài có gắn máy ảnh để kiểm tra tình trạng niêm mạc thực quản, dạ dày cũng như ruột non.
– Chụp X-quang thực quản.
5. Điều trị nấm miệng
Nấm miệng là bệnh lý dễ điều trị, nhưng người có hệ miễn dịch yếu sẵn thì sẽ khó hơn chút. Bác sĩ thường kê toa nhiều loại thuốc dùng trong 10 – 14 ngày bao gồm: Thuốc uống chống nấm, viêm ngâm chống nấm, nước súc miệng chống nấm,….
Nếu xác định nguyên nhân gây nên nấm miệng là kháng sinh, prednisone hay corticosteroid thì nha sĩ sẽ đổi loại thuốc hoặc giảm thiểu liều lượng cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày để hạn chế diễn tiến của bệnh như:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Cần đánh răng ít nhất hai lần một ngày và nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên súc miệng nước muối sau khi thức dậy, khi chuẩn bị đi ngủ và sau 3 bữa ăn.
– Khám răng định kỳ: Thời gian khám răng định kỳ được bác sĩ khuyến nghị là 6 tháng/lần, đặc biệt nếu người bị đái tháo đường hay răng giả cần đến khám thường xuyên hơn theo lịch của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Sàng lọc ung thư gan ngay khi bạn thấy những dấu hiệu này
Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện được những bệnh lý về răng miệng và điều trị sớm.
– Hạn chế lượng đường và những đồ ăn có chất men trong thức ăn: Một số thực phẩm như bánh mì, bia, rượu vang có thể khiến lượng nấm Candida trong miệng gia tăng.
– Không lạm dụng dùng các loại nước xúc miệng hay thuốc xịt miệng.
– Bỏ thuốc lá: Thuốc lá gây tổn thương niêm mạc, gây nên bệnh nấm miệng do vậy muốn cải thiện được tình trạng này cần bỏ thói quen hút thuốc.
– Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn để tăng lợi khuẩn, giúp tăng cường vai trò của hệ thống miễn dịch và đẩy lùi vi khuẩn nấm.
Mong rằng từ các hình ảnh nấm miệng trên, các bạn đã nắm được những triệu chứng của bệnh lý này. Khi thấy dấu hiệu của nấm miệng, hãy sớm đến các các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ nha khoa kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời để không gây nên những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hạn chế tình trạng lây lan của vi khuẩn đến những bộ phận khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.