Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến ở tất cả độ tuổi. Vậy tình trạng nhiệt miệng là do đâu. Khi bị nhiệt miệng uống gì hoặc ăn gì để nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt miệng và bỏ tủi những thực phẩm giúp cải thiện nhiệt miệng một cách tốt nhất sau đây.
Bạn đang đọc: Nhiệt miệng uống gì? Mẹo bỏ túi trị nhiệt miệng không thể bỏ qua
1.Vì sao bị nhiệt miệng?
Hình ảnh của vết loét do nhiệt miệng
Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Nhiệt miệng rất dễ nhận biết và quan sát. Các vết nhiệt miệng thường có đặc điểm chung là dạng các vết loét nhỏ và nông, có màu trắng hình oval hoặc hình tròn. Nhiệt miệng xuất hiện phổ biến tại các vị trí mô mềm như trong má, nướu, môi.
Hiện nay, nhiệt miệng được xác định là do hai loại virus gây nên, bao gồm virus herpes simplex-1 (HSV-1) gây ra tình trạng nhiệt miệng thông thường và chủng HSV-2 gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục. Trong bài viết này sẽ đề cập tới tình trạng nhiệt miệng thông thường.
Tình trạng nhiệt miệng xảy ra nhanh chóng nhất là khi có một số yếu tố xúc tác như:
– Vi khuẩn HSV-1 tồn tại sẵn trong miệng và gặp điều kiện thuận lợi để tấn công các mô.
– Không may cắn vào môi hoặc má trong quá trình nhai, nói. Vết thương hở giúp vi khuẩn thuận lợi xâm nhập và sinh sôi gây tình trạng loét
– Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt, kẽm folic hoặc các vitamin và khoáng chất cần thiết.
– Chế độ ăn mất cân bằng, thường xuyên sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, ……
– Người bị mệt mỏi và thường xuyên bị căng thẳng, chế độ nghỉ ngơi không đều đặn
Tuy các vết loét không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe song lại gây không ít phiền toái đến việc ăn uống hằng ngày. Trung bình, các vết nhiệt miệng sẽ kéo dài từ 7-10 ngày sau đó biến mất. Tuy nhiên virus gây bệnh thì vẫn tồn tại trong khoang miệng và có thể tái phát trở lại bất cứ lúc nào.
2. Nhiệt miệng uống gì ăn gì để nhanh hồi phục?
Nhiệt miệng uống gì là câu hỏi nhiều người quan tâm khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng hoàn toàn có thể tự phục hồi. Tuy nhiên không ít trường hợp vết loét rộng và sâu khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ, nhiệt miệng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Để giảm những triệu chứng của nhiệt miệng, khi thăm khám bác sĩ có thể kê đơn thuốc gồm các loại thuốc kháng viêm, tiêu sưng để quá trình phục hồi được nhanh hơn. Song ngoài biện pháp này, hoàn toàn có thể hỗ trợ việc lành các vết loét thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy nhiệt miệng uống gì, ăn gì thì tốt?
2.1. Các đồ uống nên sử dụng khi bị nhiệt miệng
Các đồ uống sau đây không chỉ giúp kháng viêm tự nhiên mà còn giúp cho các vết loét giảm tình trạng đau rát:
Nước chè tươi: Trong nước chè tươi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên và các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại sự tấn công của vi khuẩn rất tốt. Theo thống kê cho thấy người uống nước chè xanh mỗi ngày gần như rất ít bị nhiệt miệng.
Nước cam tươi: Nước cam tươi là một trong những đồ uống có hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt còn có Folate và vitamin B hỗ trợ lành vết loét hiệu quả. Tuy nhiên không nên uống nhiều nước cam quá nhiều trong một ngày, nhất là buổi tối vì rất dễ gây tình trạng tiêu chảy.
Ngoài nước cam, các loại nước trái cây tương tự như nước chanh leo, chanh tươi,… cũng có tác dụng phục hồi vết loét nhiệt miệng nhanh chóng.
Nước rau má: Rau má có tính hàn và tác dụng làm mát cực tốt. Nhờ chứa nhiều Triterpenoids – chất có tính năng làm lành vết thương thần tốc nên nước rau má có thể gọi là thức uống nhiều người lựa chọn khi nhiệt miệng. Nước rau má có thể xay sống hoặc chế biến thành các món canh, rau đều cho hiệu quả tốt.
Nước ép cà rốt: Không thể phủ nhận nồng độ beta-carotene trong cà rốt là rất lớn. Beta-carotene có tác dụng chống vết loét phát triển, hỗ trợ chữa nhiệt miệng.
Tìm hiểu thêm: Viêm xoang hàm: Dấu hiệu nhận biết bệnh và cách điều trị
Nhiệt miệng uống gì ? – Nước ép cà rốt được khuyên dùng khi bị nhiệt miệng
Ngoài các loại nước trên, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các loại nước sau đây để giảm triệu chứng khó chịu của nhiệt miệng cũng như nhanh chóng chữa nhiệt miệng hiệu quả: mật ong, nước bột sắn dây, nước ngò tây, các loại trà xanh, hồng trà, …. và đừng quên uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
2.2. Nhiệt miệng ăn gì?
Nhiệt miệng ăn gì cũng là câu hỏi nhiều người quan tâm. Khi bị nhiệt miệng, thực đơn nên bổ sung các món ăn sau đây:
– Sử dụng các món canh nhạt: canh rau ngót, canh khổ qua, các món súp mềm,…
– Các loại thịt có tính hàn, thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan
– Các loại hoa quả trái cây như cam, khế, bưởi, cam,..
– Cá loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen,…..
– Sử dụng sữa chua sau bữa ăn để tăng lợi khuẩn giúp liền vết thương
3. Nhiệt miệng không nên ăn uống những gì?
Bên cạnh những thức ăn, đồ uốn nên dùng khi bị nhiệt miệng thì những loại thực phẩm sau đây nên tránh:
– Nước ngọt, nước có gas là các đồ uống cần tránh khi bị nhiệt miệng.
– Socola tuy là món khoái khẩu của nhiều người song tình trạng nhiệt miệng có thể nặng thêm nếu bạn vẫn tiếp tục ăn socola trong quá trình điều trị.
– Đồ ăn cay nóng được xem là tác nhân phổ biến kích thích tình trạng nhiệt miệng. Tính nóng của các loại thực phẩm này góp phần khiến vết loét thêm rộng. Chính vì vậy khi bị nhiệt miệng, cần tránh các thực phẩm nóng như các đồ ăn chứa nhiều ớt, tiêu,..
– Thức ăn mặn là nguyên nhân gây ra cảm giác sót, đau tại vết nhiệt miệng khi ăn. Trong khi bị nhiệt miệng, tốt nhất nên lựa chọn những món ăn nhạt, ít mặn để giảm tình trạng này.
>>>>>Xem thêm: Nội soi họng – “Tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán
Khi bị nhiệt miệng cần tránh ăn cay nóng
4. Một số biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng
Nhiệt miệng gây không ít phiền toái trong ăn uống hàng ngày nhưng không khó để phòng ngừa nhiệt miệng. Để tránh bị nhiệt miệng, cần bảo vệ niêm mạc miệng không bị thương khi ăn uống, đánh răng hay thậm chí khi nói cười. Đồng thời cần sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi và tránh stress (nhiều nghiên cứu chỉ ra stress là một trong những nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết, trong đó có tình trạng nhiệt miệng). Ngoài ra, cần ghi nhớ những điều sau:
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng, luôn vệ sinh răng miệng sau ăn và trước khi đi ngủ.
– Trong thời tiết nóng bức, cần đảm bảo giữ cho cơ thể đủ nước. Đặc biệt cần bổ sung các món ăn từ rau xanh và các loại nước trái cây, nước uống cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều các đồ dầu mỡ và chiên xào, các đồ có tính cay nóng.
– Nhiệt miệng tái phát nhiều lần cần chủ động đi thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị dứt điểm.
Trên đây là một số vấn đề về nhiệt miệng và những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi nhiệt miệng uống gì cũng như ăn gì. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.