Răng khôn xuất hiện sẽ gây nên những biểu hiện như đau nhức, chảy máu chân răng, nướu sưng đỏ, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt. Chính vì vậy khi mọc răng khôn, mọi người thường chọn nhổ đi để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm. Nhưng nhổ răng khôn sau bao lâu thì lành?
Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn sau bao lâu thì lành, bạn có biết?
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3) là những răng ở vị trí cuối cùng của hàm, thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Theo lý thuyết, một hàm răng hoàn chỉnh có đủ 32 răng, trong đó sẽ có 4 răng khôn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ có 2 răng khôn hoặc không có răng khôn nào. Thống kê cho thấy, người có răng khôn hàm dưới mọc lệch sẽ nguy hiểm hơn có răng khôn hàm trên.
“Nhổ răng khôn sau bao lâu thì lành” là thắc mắc của nhiều người
2. Đối tượng nên và không nên nhổ răng khôn
2.1 Đối tượng nên nhổ răng khôn
Theo các bác sĩ, răng khôn nên được nhổ trong các trường hợp như:
– Răng khôn bị mọc lệch gây đau đớn, nhiễm trùng nhiều lần, bị u nang hay gây ảnh hưởng đến các răng lân cận.
– Có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, trong thời gian tới có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
– Răng khôn mọc thẳng như răng bình thường nhưng không có răng đối diện ăn khớp, điều này khiến răng khôn bị trồi xuống hàm đối diện, thức ăn bị nhồi nhét và nướu hàm đối diện lở loét.
– Răng khôn bị nha chu hoặc bị sâu.
– Khi có nhu cầu chỉnh hình hay làm răng giả.
– Răng khôn là nguyên nhân gây nên một số bệnh lý toàn thân.
Khi răng khôn bị nha chu hoặc bị sâu, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng
2.2 Đối tượng không nhất thiết phải nhổ răng khôn
– Răng khôn mọc thẳng bình thường, không có những đặc điểm trên, không gây biến chứng hay kẹt bởi mô xương và nướu.
– Bệnh lý toàn thân của bệnh nhân không được kiểm soát tốt như bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu…
– Răng khôn có liên quan trực tiếp đến những cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,….mà không thực hiện được phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.
3. Các yếu tố tác động đến thời gian lành của răng khôn
Các yếu tố tác động đến thời gian lành của răng khôn đó là:
3.1 Cơ địa
Cơ địa là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến độ bình phục của răng. Nếu cơ địa tốt, bạn chỉ cần 1 – 2 tuần để có thể lành hẳn.
3.2 Vết nhổ răng khôn
Nếu vết nhổ răng khôn nhỏ, lỗ rỗng không quá to thì thời gian lành sẽ nhanh hơn. Yếu tố vết nhổ này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ chuyên môn của bác sĩ cùng với hệ thống trang thiết bị y tế sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Lý giải tình trạng đang bị sốt xuất huyết mà có kinh nguyệt
Tay nghề bác sĩ và hệ thống thiết bị máy móc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi của vết thương
3.3 Phương pháp nhổ răng khôn
Với mỗi phương pháp nhổ răng khôn thì thời gian phục hồi của người bệnh sẽ khác nhau. Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn là phương pháp truyền thống và phương pháp nhổ răng siêu âm Piezotome. Với phương pháp nhổ răng truyền thống, bác sĩ tốn khá nhiều thời gian để xử lý răng khôn với những dụng cụ như dao rạch, kìm và bẩy. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần há miệng khá lâu, gây chảy máu, đau nhức và có khả năng gặp biến chứng. Sau khi nhổ, bệnh nhân sẽ cần khoảng 2 ngày để giảm đau, một thời gian nữa để hồi phục và làm đầy huyệt ổ răng.
Còn với phương pháp Piezotome, sóng siêu âm cao tần sẽ làm đứt các dây chằng ở răng, nhẹ nhàng bóc tách các mô nướu, chân răng giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút, hạn chế tối đa tổn thương cho người bệnh. Sau khi nhổ, sóng siêu âm còn giúp khóa mạch máu, giúp hạn chế sưng, viêm. Chính bởi những ưu việt mà Piezotome mang lại, người bệnh ít bị đau và thời gian lành thương cũng rất nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp nhổ bằng kìm, bẩy.
3.4 Vệ sinh răng miệng
Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sưng tấy và đau nhức răng. Điều này làm cho nhiều người không vệ sinh vùng nhổ răng khôn, dẫn đến thức ăn ứ đọng, vi khuẩn sinh sôi phát triển và vết thương sẽ lâu lành, thậm chí có nguy cơ bị nhiễm trùng.
4. Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Vào những ngày đầu, bệnh nhân sẽ bị sưng tấy và đau nhức, đây là triệu chứng bình thường mà mọi bệnh nhân nhổ răng khôn đều gặp. Cần lưu ý nếu sau khoảng 2 – 4 tuần mà tình trạng đau nhức không thuyên giảm mà diễn tiến nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám nhé. Thông thường, với phương pháp nhổ răng truyền thống, sau khoảng 7 – 10 ngày thì vết thương sẽ lành, phần thịt ở nơi nhổ răng sẽ dày lên và giúp che lấp đi lỗ chân răng đã nhổ. Đồng thời, các cơn đau cũng theo đó mà chấm dứt. Nhưng để lỗ trống nhổ răng mất đi thì cần một khoảng thời gian dài. Tùy thuộc vào các yếu tố như cơ địa, phương pháp nhổ, hình dạng vết mổ, cách vệ sinh răng miệng như đề cập ở trên, việc lành vết thương của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, với cùng một điều kiện, nhổ răng bằng phương pháp Piezotome thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn nhiều và bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Phương pháp nhổ răng khôn Piezotome có nhiều ưu điểm vượt trội và được hàng nghìn khách hàng tin tưởng lựa chọn.
5. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
– Sau phẫu thuật, cần cắn gạc tại chỗ trong khoảng 30 – 45 phút. Sau khi thuốc tê tan, bạn sẽ có cảm giác hơi đau nhẹ và chảy máu nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày. Theo đó, má cũng sưng lên và xuất hiện một khối máu tụ. Để giúp triệu chứng thuyên giảm, bạn nên dùng nước đá hoặc nước ấm để chườm lên má (chỗ nhổ răng khôn).
– Sau đó, hãy nhanh chóng uống thuốc theo đúng liều lượng trong đơn bác sĩ kê để cơn đau được giảm hiệu quả.
– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có chất liệu lông mềm. Nếu chảy máu đỏ tươi, nên dùng gạc vô trùng áp vào vết thương, cần lưu ý ép chặt từ 15 – 20 phút để đủ thời gian cục máu đông được hình thành, nếu máu chảy nhiều cần đến bệnh viện khám ngay. Lưu ý không súc miệng khi cục máu đông chưa hình thành.
– Không dùng mút chíp, nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay….gây tổn thương cho vị trí răng khôn vừa nhổ.
– Không ăn những thực phẩm quá cứng, dễ vỡ vụn.
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn hàng ngày sau 3 bữa ăn, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
– Không ăn những đồ cay nóng hay đồ chứa chất kích thích (đặc biệt không hút thuốc trong vòng ít nhất 3 ngày)
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp nắn chỉnh răng hô phổ biến hiện nay
Súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn hàng ngày sau 3 bữa ăn, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ giúp vệ sinh khoang miệng, ngăn cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển .
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Nhổ răng khôn sau bao lâu thì lành?”. Nhìn chung, thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chính vì vậy hãy theo dõi tình trạng vết nhổ răng thường xuyên để đảm bảo sẽ đến các cơ sở y tế uy tín để xử lý kịp thời nếu có biến chứng xảy ra nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.