7 loại thuốc gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Thuốc là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng liều lượng, mục đích thì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị khỏi bệnh. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách, sai mục đích có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là 7 loại thuốc gây loãng xương ở người trẻ tuổi bạn cần chú ý vì rất có thể chúng có thể gây loãng xương.

Bạn đang đọc: 7 loại thuốc gây loãng xương ở người trẻ tuổi

  • Giống và khác nhau giữa loãng xương và thoái hóa xương
  • Ai nên đo mật độ loãng xương?

7 loại thuốc gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. 

1. Thuốc Corticoid

Corticoid là thuốc có khả năng ức chế phản ứng viêm siêu mạnh. Có tác dụng giảm đau, giảm sưng và giảm tiết dịch. Một số thuốc có thể kể ra là prednisone, hydrocortisone, dexamethasone,.. thường được dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, viêm khớp, đau thần kinh và đau xương.

Tuy nhiên, đây lại là thuốc dễ gây loãng xương nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào xương, làm tăng chức năng hủy xương và giảm chức năng tạo xương. Corticoid cũng có thể làm giảm nồng độ hoóc môn nữ giới estrogen, một hoóc môn làm tăng khoáng trong xương.

2. Thuốc chống động kinh

Bệnh nhân động kinh (dễ gặp ở nữ) thường phải điều trị trong thời gian dài, có thể tới hai năm. Vì thế tác hại của thuốc tác động mạnh đến người bệnh. Mặt khác, đây là các thuốc có tác dụng phụ làm tăng hoạt động chuyển hóa của men gan, thực chất là những men bất hoạt Vitamin D, khiến vitamin D không thể hiện được chức năng. Trong khi đó, vitamin D lại là loại vitamin làm xương chắc khỏe. Tác hại này hay gặp với những thế hệ thuốc cổ điển như phenytoin, phenobarbital, primidone và carbamazepin.

3. Thuốc chống đông máu

Tìm hiểu thêm: Mổ dây chằng chéo sau cần lưu ý những gì?

7 loại thuốc gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Chỉ cần sử dụng liên tục nhóm chống đông máu trong một tháng, bệnh nhân rất có thể bị gãy xương vì loãng xương

Các loại thuốc chống đông máu như heparin và warfarin thường chỉ được sử dụng khi truyền máu để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị các bệnh như van tim, suy tim, đột quỵ não thể nhồi máu cần sử dụng thuốc này lâu dài sau điều trị bệnh. Chỉ cần sử dụng liên tục nhóm thuốc này trong một tháng, bệnh nhân rất có thể bị gãy xương vì loãng xương bởi lẽ những thuốc này gắn kết với một protein kích thích tế bào tạo xương. Mất protein này, tế bào tạo xương không thể hoạt động hiệu quả.

4. Thuốc an thần

Thuốc an thần khiến cơ thể có xu hướng gia tăng nồng độ hoóc môn prolactin. Điều này khiến nồng độ estrogen, hoóc môn vô cùng quan trọng với hệ xương nữ giới, giảm xuống. Như thế, lạm dụng thuốc an thần làm giảm estrogen và mật độ xương tự nhiên.

5. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng và ảnh hưởng đến loãng xương nhất là nhóm thuốc lợi tiểu quai furosemide. Furosemide khiến tăng quá trình thải can-xi qua đường niệu. Can-xi bị đào thải nhiều, cơ thể phải huy động can-xi từ xương cho cơ và thần kinh hoạt động. Như vậy cơ thể vừa không được hấp thu thêm can-xi lại còn mất thêm nên xương mỏng đi. Phụ nữ bị phù, bệnh tim, thận, tăng huyết áp cần chú ý các thuốc này.

7 loại thuốc gây loãng xương ở người trẻ tuổi

>>>>>Xem thêm: Đánh bay nỗi lo đau bả vai thường xuyên khó chịu

Bạn cần uống thuốc theo toa thuốc bác sĩ kê, không tự ý uống thuốc để tránh việc thuốc làm hại sức khỏe của bạn

6. Thuốc chống viêm loét dạ dày

Các loại thuốc như omeprazole, lansoprazole… đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Tuy nhiên, nó dễ làm loãng xương.

7. Vitamin A

Theo nghiên cứu gần đây cho thấy loại vitamin này làm ức chế chức năng của tế bào tạo xương, tăng hoạt động của tế bào hủy xương. Lạm dụng Vitamin A khiến tốc độ xương bị loãng còn đến sớm hơn so với do tuổi tác gây ra. Khi sử dụng các thuốc trên kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Đừng quên dùng bổ sung can-xi, vitamin D và thuốc chống loãng xương biphosphat theo liều thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *