Những năm gần đây, nẹp răng đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn cho câu hỏi nẹp răng là gì và những thông tin bổ ích xoay quanh phương pháp này.
Bạn đang đọc: Nẹp răng là gì? Có những phương pháp nẹp răng nào?
1. Nẹp răng là gì?
Nẹp răng là gì? là câu hỏi mà nhiều người vẫn đang thắc mắc
Nẹp răng là gì? Nẹp răng (hay còn gọi là niềng răng) là một phương pháp khắc phục các khuyết điểm của răng, loại bỏ những bất tiện trong cuộc sống, bảo đảm sức khỏe răng miệng cũng như mang lại sự tự tin cho người sử dụng.
Nẹp răng giúp cải thiện được những tình trạng như:
– Răng hô, móm, vẩu, thưa.
– Răng bị mọc lộn xộn, khấp khểnh, khớp cắn bị sai lệch.
– Răng khểnh bị mọc lệch khỏi hàm.
2. Độ tuổi nên nẹp răng
Sau khi đã biết nẹp răng là gì? Câu hỏi tiếp theo nhiều người đặt ra là: Khi nào thì nên nẹp răng?
Thời điểm đẹp nhất để nẹp răng là 2 năm sau khi dậy thì, khoảng từ 12 – 16 tuổi. Đây là thời điểm cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện, xương hàm còn chưa ổn định, đa phần các trường hợp có thể điều chỉnh khuyết điểm dễ dàng mà không cần nhổ răng. Khi được chỉnh nha đúng độ tuổi, kết quả sẽ được giữ mà không cần phải đeo hàm duy trì cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, để có thể theo dõi được sự phát triển răng của trẻ thì cần gắn khí cụ trong suốt thời gian dậy thì, khoảng 2 – 4 năm .
12 – 16 là thời điểm cơ thể còn chưa phát triển, xương hàm còn chưa ổn định, đa phần các trường hợp có thể điều chỉnh khuyết điểm dễ dàng
Sau 16 tuổi, răng không còn tăng trưởng và phát triển, phần xương và răng không còn mềm nữa nên việc di chuyển răng về đúng vị trí gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình điều trị cũng cần nhiều thời gian hơn, lịch tái khám cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, tổng chi phí cho ca nẹp của người lớn cao hơn nhiều.
Rất nhiều người thắc mắc trên 40 tuổi có nẹp răng được không? Về mặt y khoa thì không đưa giới hạn về độ tuổi nẹp mà chỉ cần xương còn tốt, sức khỏe đủ điều kiện thì vẫn có thể thực hiện phương pháp này được. Tuy nhiên, việc chỉnh nha của những người tuổi cao sẽ phải thăm khám kĩ càng và cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
3. Các phương pháp nẹp răng hiện nay
Hiện nay, có những phương pháp nẹp răng nào và những phương pháp nẹp răng là gì?
3.1 Nẹp răng bằng mắc cài kim loại
Đây là loại nẹp răng được biết đến nhiều nhất, giá thành thấp, dễ sử dụng và hầu như áp dụng cho tất cả các trường hợp. Phương pháp này được hoạt động bằng cách: Đầu tiên bác sĩ sẽ gắn cố định các mắc cài, khâu (ben, đai) vào mặt răng bằng một vật liệu dính chuyên dụng. Sau đó sẽ buộc dây thun và cung vào phần mắc cài. Tuy hiệu quả nhưng phương pháp này không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, việc vệ sinh tương đối khó khăn và đôi khi sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái khi dây cung hay mắc cài chọc vào phần lợi mỗi lần răng di chuyển và có sự thay đổi của cung hàm.
3.2 Nẹp răng bằng mắc cài sứ
Phương pháp này cũng giống như nẹp răng bằng mắc cài kim loại nhưng điểm cải tiến hơn đó là mắc cài sứ có màu trắng gần giống với màu răng, giúp cho hàm răng có tính thẩm mỹ hơn tuy nhiên nẹp răng bằng mắc cài sứ vẫn có những nhược điểm về việc vệ sinh, gây bất tiện cho người sử dụng như phương pháp mắc cài kim loại.
3.3 Nẹp răng bằng mắc cài tự động
Phương pháp này không cần đến dây chun do mắc cài được thiết kế có nắp trượt bằng kim loại, để giúp đậy và giữ được dây cung vào khe mắc cài.
3.4 Nẹp răng bằng mắc cài mặt trong
Nẹp răng bằng mắc cài mặt trong (nẹp răng mặt lưỡi) được đánh giá cao do cải tiến gắn mắc cài ở mặt trong răng chứ không phải mặt ngoài giống các phương pháp trước đây. Do mặt trong khó nhìn và đòi hỏi kỹ thuật nên bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề cao.
3.5 Nẹp răng trong suốt Invisalign
Đây được coi là phương pháp hiện đại nhất hiện nay và được đánh giá cao về tính thẩm mỹ mang lại. Loại nẹp này không sử dụng đến mắc cài hay dây thun như các phương pháp truyền thống. Thay vào đó, những khay trong suốt được sử dụng, bệnh nhân có thể tháo lắp ra dễ dàng khi ăn uống, khi có nhu cầu và thuận tiện vệ sinh khay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giá thành của phương pháp này khá cao, dao động từ 85 – 100 triệu đồng và cần đeo khoảng 20 – 40 khay cho một lộ trình, mỗi ngày đeo ít nhất 22h/ngày.
Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng có tốt không, giải đáp chính xác trong bài viết này
Nẹp răng invisalign là phương pháp hiện đại nhất hiện nay và được đánh giá cao về tính thẩm mỹ mang lại
4. Lưu ý trước và sau khi nẹp răng
Hiểu rõ được nẹp răng là gì chưa đủ, bạn cần phải nắm được những lưu ý trước và sau khi nẹp để quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao.
4.1 Trước khi nẹp răng
Trước khi nẹp răng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám, xác định xem bạn có thuộc nhóm đối tượng nẹp răng không và tư vấn kĩ cho bạn loại nẹp phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính.
4.2 Sau khi nẹp răng
Sau khi nẹp răng, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận hàng ngày và loại bỏ đi những yếu tố gây hại cho quá trình chỉnh nha.
– Lưu ý vệ sinh đúng cách
+ Vệ sinh răng miệng: Trong giai đoạn sử dụng nẹp, răng sẽ liên tục dịch chuyển, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển từ việc kẽ răng bị nhồi nhét thức ăn. Chính vì vậy, nên đánh răng đều đặn và đúng cách sau 3 bữa ăn hàng ngày, 2 lần sáng, tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, nên dùng kết hợp cả chỉ nha khoa và nước súc miệng để bảo vệ răng miệng toàn diện.
+ Vệ sinh nẹp: Với những bạn sử dụng loại nẹp tháo lắp invisalign, bạn cần vệ sinh khay sạch sẽ khi tháo ra, tuyệt đối không cho khay vào nước nóng.
– Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học và hợp lý
+ Chọn những thực phẩm mềm như cháo, súp, đồ hầm, luộc,…vì răng di chuyển vẫn đang còn yếu và chưa được cố định.
+ Tránh những đồ ăn quá cứng, dai như bít tết, mía,…khiến răng bị chịu áp lực lớn, dễ bị lung lay và dịch chuyển không đúng theo quy trình.
+ Hạn chế đồ ăn nhiều đường vì đường dễ bám trên răng và gây ra những bệnh lý không tốt.
– Tuân thủ theo lời khuyên, lịch khám của bác sĩ
+ Sau khi đeo nẹp , bác sĩ sẽ dặn kĩ bạn về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, những lưu ý quan trọng tùy vào từng phương pháp bạn sử dụng hay chỉ định uống một số loại thuốc giai đoạn đầu nếu có hiện tượng đau nhức nhiều. Hãy tuân thủ theo đúng lời khuyên của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến quá trình cũng như hiệu quả nẹp răng nhé.
+ Thêm vào đó, cũng cần tái khám theo đúng lịch bác sĩ đã đặt cho bạn để kiểm tra tình hình di chuyển của răng ở từng giai đoạn và kịp thời xử lý khi có bất thường.
>>>>>Xem thêm: Có nên nhổ răng mọc lệch không và cách thực hiện
Bạn cần tuân thủ theo lời khuyên, lịch khám của bác sĩ để việc nẹp răng đạt hiệu quả cao
– Loại bỏ những thói quen xấu
Khi nẹp răng, bạn cần loại bỏ đi những thói quen xấu như cắn bút, mút ngón tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng… vì chúng ảnh hưởng nhiều đến quá trình di chuyển của răng.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn có được những thông tin bổ ích về chủ đề nẹp răng là gì. Nếu bạn đang có những khuyết điểm về răng, hãy đến ngay các cơ sở y tế quy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp, giúp bạn có được sự tự tin và loại bỏ được những bệnh lý răng miệng nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.