Bệnh học Parkinson thể hiện sự suy thoái chức năng của hệ thần kinh, còn có tên gọi khác là bệnh liệt rung. Khi mắc bệnh, người bệnh đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt, trở thành gánh nặng cho gia đình. Vì thế mà nhiều người bệnh Parkinson sinh ra chứng lo âu, trầm cảm.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh học Parkinson
1. Tìm hiểu bệnh học Parkinson là gì?
Bệnh học Parkinson là bệnh lý thần kinh, xảy ra do sự rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Tình trạng rối loạn khiến tế bào trong não bị thoái hóa, thiếu hụt dopamine. Bệnh gây ra các rối loạn vận động, gây ra các triệu chứng như khó khăn trong vận động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ. Một số trường hợp còn mất đi một số chức năng vật lý bình thường.
Tại Việt Nam, có khoảng 6,1 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 1% tổng dân số. Tỷ lệ người bệnh tử vong ở mức tương đối cao và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
2. Triệu chứng của bệnh Parkinson
Khi mắc bệnh liệt rung, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:
2.1. Bệnh học Parkinson gây run tay, chân
Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh, bên cạnh run tay chân còn run môi, lưỡi, … Mức độ rung tăng dần khi người bệnh vận động nhiều hoặc xúc động quá mức. Triệu chứng này tạm thời biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi, đi ngủ.
Đặc trưng của bệnh Parkinson là gây ra chứng rung tay, chân
2.2. Bệnh học Parkinson khiến người bệnh khó khăn trong vận động
Bệnh liệt rung khiến người bệnh không thể vận động nhanh, các chuyển động trở nên kém linh hoạt. Dáng đi người bệnh cũng thay đổi, việc đi lại cũng không thể nhanh chóng như bình thường.
Các cơ và xương bắt đầu co cứng, sưng đau nên việc vận động bị hạn chế. Các vùng vai, lưng hoặc cổ cũng bắt đầu tê cứng. Đồng thời người bệnh cũng khó giữ thăng bằng do các nhóm cơ gấp bị tăng trương lực, làm cho cơ thể rơi vào tư thế cúi về phía trước. Do đó, người bệnh rất dễ ngã nếu bị đẩy từ phía sau.
2.3. Sa sút trí tuệ
Đây cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh học Parkinson. Ban đầu họ thường nhớ nhớ quên quên những việc mới xảy ra sau đó tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó người bệnh còn hạn chế khả năng ngôn ngữ, giảm nhận thức về không gian và thời gian.
2.4. Bệnh liệt rung gây rối loạn giấc ngủ
Người bệnh có thể bị mất ngủ, ngủ không sâu hoặc ngủ quá nhiều mà vẫn trong trạng thái buồn ngủ. Do chất lượng giấc ngủ không đảm bảo nên dễ sinh ra chứng trầm cảm, lo âu.
2.5. Nhóm các triệu chứng khác của bệnh Parkinson
– Đau nhức mỏi vai
– Gặp các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy
– Giảm khả năng phân biệt mùi vị
– Tính cách thay đổi, cáu gắt bất thường
– Giảm ham muốn tình dục
– Huyết áp giảm đột ngột
– Thay đổi giọng nói
– Khả năng chớp mắt, nháy mắt hạn chế
– Không thể biểu đạt cảm xúc, khuôn mặt đờ đẫn
– Chảy nước dãi
Các triệu chứng của bệnh thường âm thầm tiến triển trong nhiều năm. Ngoài ra tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Bạn bè, người thân trong gia đình là những người đầu tiên có thể nhận thấy những dấu hiệu khác lạ của người bệnh. Nếu quan sát sẽ thấy gương mặt thiếu sự sinh động, mặt chỉ ở một trọng thái. Người bệnh cũng di chuyển chậm chạp, tay chân ít cử động và không linh hoạt như trước.
Các triệu chứng bệnh Parkinson thường bắt đầu ở một bên cơ thể và sau đó sẽ lan dần sang cả hai bên. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần báo với người thân và đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu: Nguyên nhân, biến chứng
Người bệnh Parkinson có thể mệt mỏi, chán ăn, tâm trạng thay đổi thất thường
3. Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh Parkinson
3.1. Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng của bệnh còn rất mờ nhạt, chưa biểu hiện rõ ràng. Người bệnh cảm nhận được tay chân tê cứng và un nhẹ ở một bên cơ thể. Thỉnh thoảng cơ co cứng nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Do đó mọi người thường chủ quan không thăm khám, chẩn đoán. Điều này khiến bệnh liệt rung có cơ hội phát triển nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Cách nhận biết bệnh đột quỵ thông qua quy tắc BE FAST
Phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 có ý nghĩa lớn trong việc điều trị và hồi phục
3.2. Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn 2, các biểu hiện đã bắt đầu rõ ràng và dễ nhận biết. Các cơ co cứng ngày càng nhiều khiến người bệnh khó cử động, dáng đi bất thường. Tay chân và các bộ phận khác bắt đầu rung, lắc liên tục. Gương mặt của người bệnh bắt đầu ít biểu cảm, không thể biểu hiện cảm xúc qua gương mặt.
Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà thời gian tiến triển của bệnh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 thường khoảng từ vài tháng đến vài năm.
3.3. Giai đoạn 3
Bệnh tiến triển sang giai đoạn 3, người bệnh bắt đầu bị hạn chế vận động, gặp khó khăn trong sinh hoạt. Cụ thể người bệnh thường xuyên choáng váng, khó giữ thăng bằng, dễ té ngã khi đang sinh hoạt. Lúc này, triệu chứng run lắc đã rất nghiêm trọng, người bệnh hầu như không thể cầm nắm.
Nếu phát hiện và điều trị phù hợp, bệnh Parkinson giai đoạn 3 hoàn toàn có thể được cải thiện.
3.4. Giai đoạn 4
Bước sang giai đoạn 4, người bệnh hầu như không thể tự sinh hoạt hàng ngày. Lý do là vì cơ căng cứng nghiêm trọng, chứng rung tay chân cũng đã chuyển nặng. Các vấn động đơn giản cũng phải tốn nhiều thời gian, người bệnh chỉ đi lại trong một quãng ngắn. Ở giai đoạn này, người bệnh cần nhiều sự hỗ trợ và chăm sóc từ người thân. Đến giai đoạn này, việc điều trị và hồi phục rất hạn chế.
3.5. Giai đoạn 5
Giai đoạn 5 – giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng của bệnh. Bệnh nhân không thể tự đi lại vì tay chân run, cơ bắp căng cứng nặng nề. Hầu hết các bệnh nhân ở giai đoạn cuối này phải nằm liệt giường hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào xe lăn, người thân. Lúc này, việc điều trị dường như không còn tác dụng.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh Parkinson. Từ đó có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và người nhà thật tốt. Lưu ý khi cơ thể xuất hiện triệu chứng cảnh báo, cần đến khoa Nội thần kinh để được thăm khám và điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.