Mách mẹ phương pháp phòng tránh hiệu quả bệnh nấm miệng ở trẻ em

Nấm miệng là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại nấm này sinh sôi rất nhanh chóng sau đó gây bệnh, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy bệnh nấm miệng ở trẻ em có những triệu chứng như thế nào và làm sao để điều trị dứt điểm?

Bạn đang đọc: Mách mẹ phương pháp phòng tránh hiệu quả bệnh nấm miệng ở trẻ em

1. Thông tin về nấm miệng

1.1 Bệnh nấm miệng là gì?

Nấm miệng (candida miệng hay tưa miệng) là bệnh lý do vi khuẩn Candida albicans gây ra. Ở trạng thái bình thường, có một lượng nấm Candida tồn tại trong miệng, tuy nhiên vi khuẩn có lợi kiểm soát tốt lượng nấm này. Nhưng vào thời điểm khi hệ miễn dịch suy yếu, lượng vi sinh vật trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến nấm Candida sẽ phát triển không được kiểm soát và gây ra bệnh nấm miệng.

Mách mẹ phương pháp phòng tránh hiệu quả bệnh nấm miệng ở trẻ em

Vi khuẩn Candida albicans là nguyên nhân gây nên bệnh nấm miệng ở trẻ em

1.2 Bệnh nấm miệng có nguy hiểm với trẻ không?

Bệnh lý này nếu để lâu sẽ khiến nấm loang khắp lưỡi, trẻ dần mất đi vị giác, biếng ăn, đau đớn, gặp khó khăn khi bú và thường quấy khóc. Khi nấm diễn tiến nặng hơn và mọc dày sẽ lan vào cả đường thở của trẻ, gây nên những bệnh lý như viêm phổi, nấm phổi, khi lan xuống dạ dày sẽ gây tiêu chảy.

1.3 Triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ em

– Xuất hiện những mảng trắng hình tròn, nổi cục lên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi.

– Trẻ bị tấy đỏ ở vùng nấm và bị đau nhức.

– Nếu có cọ xát, vùng bị nấm sẽ chảy máu nhẹ.

– Khóe miệng trẻ bị khô, có hiện tượng nứt nẻ.

– Trẻ khó chịu, quấy khóc, thường gặp khó khăn khi nuốt và biếng ăn.

2. Nguyên nhân của bệnh nấm miệng ở trẻ em

Một số nguyên nhân nấm miệng ở trẻ phải kể đến như:

– Trẻ đã từng bị nấm miệng, đã được điều trị khỏi nhưng lại tái phát do sử dụng những dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida như vú giả, đồ chơi, bàn chải…

– Người mẹ bị nhiễm nấm Candida và truyền nhiễm nấm qua đường cho con bú.

– Trẻ dùng thuốc kháng sinh kéo dài, thuốc điều trị hen suyễn corticosteroid hay thuốc prednisone.

Mách mẹ phương pháp phòng tránh hiệu quả bệnh nấm miệng ở trẻ em

Người mẹ bị nhiễm nấm Candida có thể truyền cho con khi cho trẻ bú

3. Chẩn đoán nấm miệng như thế nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định tình trạng nhiễm nấm ở trẻ bằng một số cách như:

– Nhận biết dấu hiệu qua tình trạng có những đốm màu trắng ở miệng, phần lưỡi và má.

– Thử chải nhẹ phần đang tấy đỏ xem có chảy máu không.

– Lấy 1 phần tế bào ở chỗ sưng đỏ, nghi ngờ nhiễm nấm để soi dưới kính hiển vi.

Bên cạnh đó, để xem bệnh nấm miệng này đã diễn tiến nặng, ảnh hưởng đến thực quản của trẻ hay không, bác sĩ sẽ thực hiện lấy 1 mẫu vi sinh vật ở cổ họng bằng bông tiệt khuẩn và tiến hành xét nghiệm soi dưới kính hiển vi.

4. Điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em

– Nếu bé bị nhiễm nấm, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị dứt điểm.

– Hiện nay có 2 loại thuốc điều trị nấm ở 2 dạng khác nhau là: Miconazole (thuốc ở dạng gel) và Nystatin (thuốc dạng viên uống được nghiền ra hoặc ở dạng bột hòa tan, sử dụng để rơ miệng cho trẻ).

– Mẹ cần lưu ý không nên chủ quan tự lựa chọn loại thuốc cho trẻ mà cần để bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Tìm hiểu thêm: Viêm dạ dày mạn tính dương tính HP

Mách mẹ phương pháp phòng tránh hiệu quả bệnh nấm miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị nhiễm nấm miệng, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ điều trị, tránh gây những hệ lụy nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

5. Phòng tránh bệnh nấm miệng

Bệnh lý này có nguy cơ tái nhiễm cao, chính vì vậy mẹ nên điều trị triệt để cho con theo đúng liều lượng bác sĩ kê đơn và có những biện pháp phòng tránh hiệu quả như:

– Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để giữ cho lưỡi luôn được sạch sẽ, không bị vi khuẩn nấm trú ngụ và phát triển. Nên sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ và không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Quy trình rơ miệng được thực hiện theo trình tự sau:

–  Người mẹ vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn.

–  Dùng miếng gạc dùng để rơ miệng quấn quanh ngón tay và nhúng vào nước đã chín, nguội để giúp làm mềm miếng gạc và giảm độ ma sát khi rơ miệng.

–  Dùng miếng gạc thấm thuốc điều trị nấm với lượng vừa đủ.

–  Nếu trẻ bị nấm miệng ở nhiều vị trí, mẹ cần lưu ý rơ theo trình tự: Ở 2 bên má, khu vực khẩu cái trên miệng và khu vực lưỡi rơ sau cùng, rơ từ ngoài vào trong để trẻ không bị nôn mửa.

Mách mẹ phương pháp phòng tránh hiệu quả bệnh nấm miệng ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Niềng răng giá bao nhiêu hiện nay? 

Mẹ nên thực hiện rơ lưỡi cho con hàng ngày để phòng tránh bệnh nấm miệng

– Nên vệ sinh thường xuyên các dụng cụ tiếp xúc với trẻ như núm ti cao su, các đồ sử dụng trong ăn uống, đồ chơi,…

– Nếu trẻ bị hen suyễn và được bác sĩ chỉ định cần dùng corticoid loại hít, mẹ cần cho bé súc miệng ngay sau khi dùng để tránh gây rối loạn vi sinh vật trong khoang miệng.

– Khuyến khích con thường xuyên uống nước để tránh khô miệng. Để việc uống nước không bị nhàm chán, mẹ nên uống cùng con hàng ngày và cho con uống đa dạng các loại nước ép hoa quả, nước canh,…

– Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chỉnh nha, răng giả (nếu trẻ có sử dụng).

– Với những bé mắc bệnh tiểu đường, mẹ cần đảm bảo lượng đường huyết được kiểm soát tốt.

– Hạn chế để trẻ ăn những đồ ăn chứa lượng đường cao, đồ ăn có chất men.

– Không lạm dụng các nước súc miệng và xịt miệng để dùng cho trẻ như dùng quá nhiều hay thay thế cho việc đánh răng hàng ngày.

– Bổ sung sữa chua hàng ngày cho con vì đây là thực phẩm giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tránh nguy cơ rối loạn vi sinh vật trong khoang miệng.

– Đưa trẻ đi khám răng định kỳ. Theo các bác sĩ, mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, nên thực hiện cùng khám sức khỏe định kỳ.

Hy vọng rằng với bài viết trên, chúng tôi đã giúp các mẹ có được những thông tin bổ ích về bệnh nấm miệng ở trẻ. Khi thấy trẻ có một số biểu hiện và mẹ nghi ngờ trẻ mắc bệnh lý này, cần đưa con ngay đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp .

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *