Giải đáp 1001 thắc mắc về khám tiền hôn nhân

Khám tiền hôn nhân là một trong những dịch vụ được nhiều cặp đôi quan tâm khi có ý định chuẩn bị đám cưới hoặc sinh con. Và dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về dịch vụ thăm khám này.

Bạn đang đọc: Giải đáp 1001 thắc mắc về khám tiền hôn nhân

1. Có cần thiết phải thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Khám tiền hôn nhân là quy trình kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của các cặp đôi sắp kết hôn, trong đó trọng tâm là các kiểm tra chức năng sinh sản, xét nghiệm bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây bệnh cho người vợ/chồng và con cái.

Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn là việc làm cần thiết thể hiện trách nhiệm đối với bản thân mỗi người, với người bạn đời và gia đình.

Dưới đây là một số lợi ích khi tham gia khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Đối với sức khỏe của cặp đôi:

  • Bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trong chuyện quan hệ tình dục, cung cấp kiến thức chuẩn bị cho quá trình mang thai.
  • Kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ quan sinh sản, bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Ngoài ra, khi đi khám bạn sẽ được tư vấn về cách phòng ngừa và chữa một số bệnh lây qua đường tình dục như HIV, viêm gan, giang mai, lậu….
  • Tư vấn và thực hiện phương pháp sinh sản theo kế hoạch, tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn và buộc phải nạo phá thai không tốt cho chức năng sinh sản.

Đối với sức khỏe của thai nhi:

  • Giúp phát hiện và ngăn ngừa bệnh lý, dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở thai nhi.
  • Đảm bảo sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Giải đáp 1001 thắc mắc về khám tiền hôn nhân

Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân mang lại nhiều lợi ích cho các cặp đôi và em bé trong tương lai

2. Thời điểm nên thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân

Trên phương diện khoa học, bạn hoàn toàn có thể tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân bất kỳ lúc nào với mục tiêu kiểm tra khả năng sinh sản. Các bác sĩ cũng khuyến cáo chúng ta nên đi khám 1 – 2 năm/lần đối với những người trong độ tuổi sinh sản và khoảng 6 tháng/lần với những người 40 tuổi trở lên. Bởi ở giai đoạn 40 tuổi trở lên, cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi về cơ quan sinh sản và dễ mắc các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay ung thư tử cung. Với những cặp đôi có ý định kết hôn thì nên đi khám trước đó tối thiểu 3 – 6 tháng.

3. Khám tiền hôn nhân gồm những danh mục nào?

Thông thường, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe chung, khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và di truyền… Danh mục khám ở nam và nữ giới có nhiều điểm khác biệt như dưới đây:

3.1. Danh mục khám tiền hôn nhân cho nam giới

  • Khám bộ phận sinh dục: Khám cơ quan sinh dục và những biểu hiện của sự phát triển tính dục như cương cứng, xuất tinh…
  • Phân tích tinh trùng và tinh dịch thông qua kiểm tra tinh dịch đồ. Mục đích của việc này là để đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng. Trong trường hợp không khả quan, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời.
  • Đánh giá hormone: Việc đánh giá nội tiết tố là một trong những xét nghiệm cần thiết để kiểm soát được khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Kiểm tra di truyền: Mục đích là để sàng lọc những bất thường liên quan đến tinh trùng, các gene lặn có hại.

Tìm hiểu thêm: Chi phí gói khám sức khỏe tổng quát mới nhất 2022

Giải đáp 1001 thắc mắc về khám tiền hôn nhân

Danh mục kiểm tra tiền hôn nhân gồm nhiều chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chuyên sâu

3.2. Danh mục khám tiền hôn nhân cho nữ giới

  • Khám phụ khoa lâm sàng: Với cách kiểm tra tiền sử mắc bệnh kết hợp các phương pháp thăm khám bằng tay, siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận về tình trạng của cơ quan sinh dục nữ và có những điều trị phù hợp.
  • Khám cận lâm sàng: Thông thường các khách hàng nữ sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo… Mục đích của việc này là để biết chính xác các bệnh lý phụ khoa, bệnh truyền nhiễm nhằm đưa ra tư vấn hợp lý dành cho khách hàng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tử cung, cổ tử cung và buồng trứng để chẩn đoán những bất thường nếu có.

Nhìn chung, các kiểm tra và xét nghiệm ở nữ giới thường nhiều hơn bởi họ là người trực tiếp mang thai và đối diện với nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nhiều hơn nam giới.

4. Các lưu ý trong quá trình khám sức khỏe tiền hôn nhân

Để kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân đạt kết quả chính xác và không tốn nhiều thời gian các bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình (nếu có), chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng xuất tinh…
  • Không nên đi khám trong kỳ kinh nguyệt hay đang đặt thuốc âm đạo đối với nữ.
  • Trước khi khám sức khỏe, người khám cần kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 3 ngày.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để việc thăm khám diễn ra thuận lợi.
  • Nhịn ăn khoảng 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện các xét nghiệm, với một số xét nghiệm quan trọng bác sĩ có thể yêu cầu người khám nhịn ăn lâu hơn.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn nước ngọt, nước có gas.
  • Nếu có siêu âm ổ bụng, bạn cần nhịn ăn ít nhất là 4 tiếng, uống nước lọc và nhịn đi vệ sinh khoảng 1 tiếng.

Giải đáp 1001 thắc mắc về khám tiền hôn nhân

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: gói khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì?

Người khám bệnh nên đi thăm khám vào buổi sáng

5. Chi phí khám tiền hôn nhân

Đây cũng là một trong những câu hỏi khiến nhiều người phân vân trước khi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Dịch vụ này bao gồm nhiều danh mục chẩn đoán và xét nghiệm riêng lẻ. Do đó, bạn nên thăm khám theo gói dịch vụ để nhận được nhiều ưu đãi hơn. Mức giá dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào từng cơ sở y tế.

Trong gói khám sức khỏe tiền hôn nhân có nhiều xét nghiệm buộc bạn phải nhịn ăn. Vì vậy, các cặp đôi nên lựa chọn các bệnh viện, phòng khám có quy trình khám nhanh gọn để tránh phải chờ đợi lâu.

Mặc dù khám tiền hôn nhân mang lại nhiều lợi ích nhưng nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại. Lý do vì họ sợ tình cảm bị ảnh hưởng nếu kết quả không khả quan. Hơn thế, việc thực hiện khám cơ quan sinh sản ở một khía cạnh nào đó vẫn được coi là khá nhạy cảm tại Việt Nam – một đất nước mang nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông. Tuy nhiên, những lợi ích nhận được từ việc khám tiền hôn nhân lớn hơn rất nhiều so với vấn đề mặc cảm của bạn. Vì thế, nếu đang trong quá trình chuẩn bị kết hôn, các cặp đôi nên nghiêm túc cân nhắc và sớm thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *