Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao hiện nay. Đây được xem là bệnh cấp tính, xảy ra đột ngột và yêu cầu xử lý nhanh chóng. Do đó việc tìm hiểu về các nhóm nguy cơ bị đột quỵ là rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Những nhóm nguy cơ bị đột quỵ cao
1. Tìm hiểu các nhóm nguy cơ bị đột quỵ cao
Nhóm người có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường là:
1.1. Ai có nguy cơ bị đột quy – có người thân từng bị đột quỵ
Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ não, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh do ảnh hưởng của thói quen sống và yếu tố di truyền.
1.2. Ai có nguy cơ bị đột quỵ – người mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh mạn tính, diễn tiến âm thầm, gây ra nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, mắt, thận… Người bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 đến 4 lần so với người bình thường.
Bệnh tiểu đường cũng là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh bị đột quỵ
1.3. Nhóm nguy cơ 3 – Mắc bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao sẽ gây ra các bệnh về mạch máu gồm bệnh tim và não. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển của các mạch máu có hình dạng bất thường. Chúng có thể vỡ ra nếu bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp đột ngột.
1.4. Nhóm nguy cơ 4 – Cholesterol trong máu cao
Cholesterol cao sẽ hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu đóng cục, cản trở việc cung cấp máu cho não.
1.5. Nhóm nguy cơ 5 – Người mắc các bệnh về tim mạch
Những người mắc các bệnh lý tim mạch bao gồm: suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim thường có nguy cơ đột quỵ cao.
1.6. Nhóm nguy cơ 6 – Người nghiện thuốc lá
Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu từ đó hình thành cục máu đông. Do đó người hút thuốc và người hít phải khói thuốc đều có nguy cơ đột quỵ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng người hút dưới 11 điếu trong một ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 46% so với người không hút. Nếu hút 2 gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần.
Tìm hiểu thêm: Cơ chế đột quỵ do lấp mạch từ tim, biểu hiện và chẩn đoán
Hút thuốc lá gây hại cho phổi và tăng nguy cơ bị đột quỵ
Bác sĩ khuyến cáo những ai thuộc nhóm đối tượng nêu trên cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thăm khám thường xuyên là cách hiệu quả để tầm soát nguy cơ đột quỵ.
2. Các di chứng nguy hiểm của đột quỵ não
Các biến chứng của đột quỵ còn phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương của não bộ. Đột quỵ não gây ra một loạt di chứng nặng nề đối với sức khỏe, khả năng vận động, ngôn ngữ, …
2.1. Liệt vận động
Liệt vận động là di chứng thường gặp của đột quỵ. Hơn 90% ca đột quỵ sẽ đối mặt với di chứng này. Bệnh nhân có thể liệt mặt, liệt tay chân, liệt hoặc yếu cơ (thường xảy ra một bên cơ thể). Có người chỉ gặp một số hạn chế trong sinh hoạt nhưng cũng có trường hợp không thể tự ăn uống, vệ sinh và luôn cần sự chăm sóc của người khác.
2.2. Rối loạn nhận thức
Bệnh nhân sau đột quỵ thường hay quên, suy giảm hoặc mất trí nhớ. Có trường hợp mất nhận thức không gian, thời gian, không hiểu lời người khác nói.
>>>>>Xem thêm: Bị tăng huyết áp nên ăn uống, sinh hoạt thế nào dịp Tết?
Sau đột quỵ, bệnh nhân đối mặt với tình trạng lú lẫn, suy giảm trí nhớ thậm chí mất trí nhớ
2.3. Rối loạn ngôn ngữ
Biểu hiện của di chứng này ở bệnh nhân thường là nói ngọng, nói lắp, nói không rõ chữ, nói các câu vô nghĩa thậm chí không nói được. Bên cạnh đó, người bệnh gặp khó khăn khi kiểm soát cơ miệng, từ đó ăn uống khó khăn và không thể biểu đạt suy nghĩ. Điều này khiến việc điều trị và hồi phục gặp nhiều khó khăn.
2.4. Đột quỵ khiến người bệnh thay đổi hành vi, cảm xúc
Sau đột quỵ, hầu hết người bệnh phải nhờ vào sự chăm sóc của người thân. Do đó mà nhiều người sinh ra cảm xúc tự ti, mặc cảm, cáu giận vì bản thân vô dụng. Điều này kéo dài dễ dẫn đến trầm cảm. Cảm thông, thấu hiểu là điều mà bệnh nhân đột quỵ cần nhất. Hãy thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với họ để kết quả hồi phục tích cực hơn.
2.5. Rối loạn tiểu tiện
Hệ thống thần kinh ổn thương do đột quỵ não gây rối loạn cơ vòng. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng mất kiểm soát đại tiểu, tiện. Biến chứng này dễ tiến triển thành viêm đường tiết niệu nếu không được vệ sinh kỹ càng.
Bên cạnh các biến chứng đã nêu ở trên, một số trường hợp có thể suy giảm hoặc mất thị lực, đau tim, viêm phổi, …
3. Cần biết cách khắc phục biến chứng của đột quỵ
3.1. Thời gian “vàng” phục hồi chức năng sau đột quỵ
Người bị đột quỵ cần một thời gian dài để hồi phục sức khỏe, chức năng và tinh thần. Mức độ phục hồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Mức độ tổn thương não
– Thời gian cấp cứu
– Sự kiên trì của người bệnh
– Sự chăm sóc của người thân
– Khả năng đáp ứng điều trị
Theo các nghiên cứu, thời điểm “vàng” để phục hồi chức năng sau đột quỵ là ngay khi ổn định hoặc sau 3 đến 4 ngày. Kết quả thể hiện rõ trong 3 tháng đầu tiên, chậm hơn trong 3 tháng tiếp. Từ 6 tháng đến 1 năm sau đột quỵ, khả năng phục hồi chậm dần và ổn định hơn.
3.2. Các phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não
Để khắc phục biến chứng đột quỵ gây ra, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp sau đây. Lưu ý cần có sự giám sát, hỗ trợ của người nhà để đảm bảo an toàn.
Vận động, tập bài tập vật lý trị liệu
Người bệnh có thể bắt đầu đi lại chậm rãi trong nhà để cơ thể làm quen. Sau đó có thể tập các bài tăng sức mạnh cơ, tăng khả năng chịu sức nặng, giữ thăng bằng để cải thiện khả năng vận động. Lưu ý cần tìm các cơ sở uy tín, kỹ thuật viên kinh nghiệm để có kết quả tốt.
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Có thể dùng khung tập đi, xe lăn, gậy chống để người bệnh chủ động đi lại, tập luyện hồi phục cơ.
Cải thiện khả năng ngôn ngữ
Tập các bài tập nói, từ đơn giản đến phức tạp để người bệnh dần thích nghi. Bắt đầu từ một từ, hai từ rồi một câu, chú ý điều chỉnh cả cơ mặt và giọng nói.
Cải thiện trí não
Có thể chơi một số trò chơi rèn luyện tư duy, vừa thư giãn như xếp hình, đố chữ, cờ vua, …
Người nhà nên thường xuyên trò chuyện, khích lệ tinh thần để họ giữ được tinh thần vui vẻ, tránh cảm giác tự ti. Tinh thần thoải mái cũng là yếu tố nâng cao kết quả điều trị và hồi phục.
Di chứng đột quỵ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Khắc phục biến chứng của bệnh cần thời gian và sự kiên trì của người bệnh và người nhà. Tốt nhất nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị và hồi phục chức năng phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.