Mổ dây chằng chéo sau là thủ thuật giúp cải thiện tình trạng tổn thương dây chằng do chấn thương, tai nạn. Nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể dẫn đến biến chứng hạn chế chức năng, thoái hóa khớp gối.
Bạn đang đọc: Mổ dây chằng chéo sau cần lưu ý những gì?
Dây chằng chéo sau nằm ở trung tâm khớp gối, có chức năng chính là chống sự di lệch ra sau của mâm chày và lồi cầu đùi, đặc biệt khi gối gấp 90 độ, phối hợp với các dây chằng khác của khớp gối giữ vững khớp.
Mổ dây chằng chéo sau như thế nào?
Trước khi tiến hành mổ dây chằng chéo sau chúng ta cần hiểu rõ về tình trạng trạng bệnh và mức độ nặng-nhẹ cụ thể.
Mổ dây chằng chéo sau là thủ thuật giúp cải thiện tình trạng tổn thương dây chằng do chấn thương, tai nạn…
Thông thường khi bị tổn thương dây chằng chéo sau, người bệnh sẽ thấy khớp gối không vững, đặc biệt khi lên xuống cầu thang, làm cho bệnh nhân không thể tham gia các hoạt động mạnh (chạy, nhảy, chơi thể thao…), quan sát thấy đùi bên chân bệnh teo hơn so với bên lành. Nếu tổn thương kéo dài bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng như đau và nề khớp gối, đó là hậu quả do thoái hóa khớp.
Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ dùng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán xác định tổn thương dây chằng chéo sau:
- Quan sát thấy mâm chày tụt ra sau so với lồi cầu đùi
- Chụp X-quang khớp gối có lực đẩy ra sau ở đầu trên cẳng chân: sẽ quan sát thấy mâm chày ra sau so với lồi cầu đùi.
- Chụp cộng hưởng từ: sẽ thấy đứt đoạn hoặc mất tín hiệu của dây chằng chéo sau
Thông thường, không phải tất cả những bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo sau đều phải mổ. Chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp sau:
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh gout tấy đỏ, và đau đớn
Bệnh nhân đứt dây chằng chéo sau độ II, III có biểu hiện lỏng, đau hoặc nề khớp gối thì sẽ được chỉ định mổ
- Bệnh nhân đứt dây chằng chéo sau độ II, III có biểu hiện lỏng, đau hoặc nề khớp gối
- Tuổi thông thường từ 18-50 tuổi
- Không có biến chứng thoái hóa khớp nặng, không hạn chế gấp duỗi gối, không nhiễm khuẩn khớp.
Phẫu thuật mổ dây chằng chéo sau khớp gối được tiến hành hoàn toàn qua nội soi. Dây chằng bị đứt có thể được thay thế bằng chính gân lấy từ bệnh nhân (gọi là gân tự thân). Việc lấy gân hầu như không ảnh hưởng đến chức năng khớp gối.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng gân đồng loại (gân của người khác, đã được xử lý, bảo quản đông lạnh), gân đồng loại có giá trị như gân tự thân nhưng chi phí cao hơn.
Những lưu ý sau khi mổ dây chằng chéo sau
Sau mổ dây chằng chéo sau, người bệnh cần nằm viện khoảng 5 ngày. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như:
- Nề (sưng) khớp gối: thông thường, hầu như tất cả các bệnh nhân đều sưng khớp gối ở các mức độ khác nhau, sưng nhiều nhất trong tuần đầu sau mổ, đa số triệu chứng này sẽ giảm dần và hết sau 4-6 tuần, có thể 1 số bệnh nhân còn sưng nhẹ, nhưng không đau, nhức, không ảnh hưởng đến chức năng khớp.
- Tê bì mặt trước trong cẳng chân, triêu chứng này thường tự hết trong 1 vài tháng.
- Đau tại khớp gối: thông thường đau nhất vào ngày thứ nhất sau mổ, nhưng sau đó sẽ giảm dần, và chỉ còn đau nhẹ từ ngày thứ 3-thứ 5 sau sau mổ, hết đau sau 1 -2 tuần.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp đầu gối điều trị thế nào?
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Cũng có một vài trường hợp mổ dây chằng chéo sau có xuất hiện một vài biến chứng:
- Nhiễm khuẩn khớp gối: tỷ lệ khoảng 0,5%. Bệnh nhân thấy đau nhức khớp liên tục, khớp nóng, nề, thường kèm theo sốt.
- Nhiễm khuẩn tại vết mổ chỗ lấy gân: thường có biểu hiện tấy đỏ, chảy dịch, có thể bị nhiễm khuẩn sớm ngay trong tuần đầu sau mổ, có thể nhiễm khuẩn muộn sau 1 vài tháng.
- Hạn chế gấp/duỗi gối, thường do bệnh nhân không tuân thủ tốt quá trình luyện tập.
- Tràn dịch khớp gối ở mức độ khác nhau, chỉ xem xét chọc hút dịch khớp nếu tràn dịch mức độ nhiều, gây căng tức khớp gối, ảnh hưởng đến vận động.
- Teo cơ tứ đầu đùi, thường do luyện tập không đúng quy trình.
- Lỏng khớp gối: có thể bệnh nhân vẫn có cảm giác khớp gối không vững chắc như trước khi chấn thương, tuy nhiên độ vững khớp gối có cải thiện so với trước mổ.
- Thoái hóa khớp: bệnh nhân có biểu hiện đau khớp, đau tăng khi vận động, khi về đêm.
- Đứt lại dây chằng chéo sau, thường do chấn thương.
Nếu thấy xuất hiện các biến chứng kể trên sau mổ dây chằng chéo sau, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.