Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục?

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục, cách chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào là chuẩn nhất… có lẽ sẽ là những thắc mắc được tìm kiếm nhiều nhất của nam giới trước khi thực hiện. Nếu bạn đang có chung câu hỏi, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết.

Bạn đang đọc: Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục?

1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng thế nào?

Tĩnh mạch thừng tinh là hệ thống tĩnh mạch có vai trò dẫn máu từ bìu, tinh hoàn theo ống bẹn về hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Ở tĩnh mạch sẽ có các van để tránh máu dồn ngược lại phía tinh hoàn, tĩnh mạch phía bên trái sẽ đổ vào tĩnh mạch thận và phía bên phải sẽ đổ vào tĩnh mạch chủ bụng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng đám rối tĩnh mạch ở trong bìu bị giãn nở. Tác nhân gây ra bệnh đó là sự ứ trệ trong việc lưu thông mạch máu quanh tinh hoàn do van tĩnh mạch bị suy yếu khiến cho hệ thống tĩnh mạch bị giãn nở cũng như hình thành những búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo ở bìu. Bệnh thường xảy ra đối với những nam giới đang trong độ tuổi trưởng thành và tới 90% thường xảy ra ở bìu bên trái.

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng van tĩnh mạch bị suy yếu khiến máu không thể đổ về hệ thống tuần hoàn chung của cơ thể mà đọng lại ở bìu

2. Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mặc dù không phải là hiện tượng nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu như không được chữa trị kịp thời, nam giới sẽ có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy cơ vô sinh.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, việc sử dụng phương pháp nào sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể.

Nếu như ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc theo đúng liệu trình được chỉ định kết hợp với việc điều chỉnh những thói quen trong đời sống hàng ngày để chữa bệnh. Tuy nhiên ở giai đoạn nặng hơn, lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, mổ giãn tĩnh mạch cũng có thể được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân mong muốn có con nhưng quá trình thụ thai gặp khó khăn do bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Tìm hiểu thêm: Suy tinh hoàn là gì? Có chữa được hay không?

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục?

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh sau bao lâu thì hồi phục là thắc mắc của nhiều nam giới trước khi thực hiện

Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến thường được áp dụng hiện nay là: Mổ vi phẫu, phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch tinh trong, phẫu thuật thuyên tắc mạch máu, phẫu thuật thắt tĩnh mạch sau phúc mạc, phẫu thuật qua đường bẹn và bìu…

Trong số những phương pháp kể trên thì mổ vi phẫu được xem là phương pháp điều trị hiệu quả nhất do ít xâm lấn vào cơ thể cũng như có thời gian hồi phục ngắn hơn so với các phương pháp khác. Đây là phương pháp mổ hở có sự kết hợp của kính hiển vi với khả năng phóng đại hình ảnh của tĩnh mạch để bác sĩ có thể phát hiện những tĩnh mạch chưa giãn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp phân biệt được tĩnh mạch với động mạch, tránh tình trạng tắc động mạch tinh hoàn gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bệnh nhân.

3. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, nam giới sẽ trải qua các giai đoạn hồi phục khác nhau như: Hồi phục chứng tinh hoàn đau, hồi phục chứng bìu chảy xệ và thời gian hồi phục hoàn toàn để quay trở lại sinh hoạt bình thường. Thông thường, mốc thời gian hồi phục cụ thể như sau:

3.1. Hồi phục chứng tinh hoàn đau

Trong quá trình phẫu thuật, khi bác sĩ lấy đi các búi tĩnh mạch bị giãn có thể sẽ xảy ra một vài hiện tượng như: Chảy máu, tinh hoàn đau mỗi khi sờ vào. Lưu ý đây là các biểu hiện bình thường sau mổ và sẽ kết thúc trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày nên nam giới không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng hay chảy máu thì người bệnh ngay lập tức phải liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

3.2. Hồi phục chứng tinh hoàn chảy xệ

Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì lúc này khả năng đàn hồi của bìu sẽ không còn được như trước. Chính vì vậy, da bìu sau khi phẫu thuật cũng chưa thể ngay lập tức co lại được. Đồng thời, trong quá trình phẫu thuật có thể có sự va chạm đối với các mô mềm nên sẽ gây ra hiện tượng sưng hoặc phù nề. Phải mất khoảng từ 7 đến 10 ngày thì các vết mổ mới có thể liền sẹo, bìu và tinh hoàn cũng dần trở về trạng thái bình thường.

3.3. Hồi phục hoàn toàn

Sau khoảng thời gian phẫu thuật 1 tháng, vết mổ sẽ được hồi phục hoàn toàn, lúc này thì người bệnh mới có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường được. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị hiệu quả thì người bệnh nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu xuất tinh sớm ở nam giới

Thông thường phải sau phẫu thuật 1 tháng, vết mổ mới được hồi phục hoàn toàn và nam giới mới có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường được

4. Các lưu ý quan trọng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Để việc điều trị trở nên hiệu quả hơn cũng như rút ngắn thời gian hồi phục, nam giới nên ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

– Trong khoảng thời gian 48h sau phẫu thuật, nam giới nên hạn chế vận động mạnh hoặc đi lại.

– Lựa chọn trang phục thoải mái, không mặc quần áo bó sát.

– Chú ý vệ sinh vết mổ đúng cách, ngoài ra không nên tắm quá lâu hoặc không để vết thương tiếp xúc với nước để tránh tình trạng nhiễm trùng.

– Sử dụng các loại thuốc theo đúng liều lượng, giờ giấc bác sĩ đã chỉ định

– Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

– Không quan hệ tình dục trong thời gian vết mổ chưa lành.

– Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.

Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục đồng thời giúp các bạn hiểu thêm về hiện tượng này. Nếu để kéo dài mà không điều trị có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu giãn tĩnh mạch, nam giới nên thăm khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *