Tìm hiểu “đột quỵ có triệu chứng gì” giúp người bệnh phát hiện các “báo động đỏ” từ đó có hướng xử lý phù hợp và nhanh chóng. Bài viết sau đây đem đến các triệu chứng, cách điều trị của bệnh đột quỵ não.
Bạn đang đọc: Đột quỵ có triệu chứng gì và cách điều trị bệnh
1. Tìm hiểu bệnh đột quỵ là gì, nguyên nhân nào gây ra?
1.1. Giải đáp: Đột quỵ não là gì?
Đột quỵ não là căn bệnh cấp tính, xảy ra khi vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch khiến dòng máu đi nuôi não đình trệ, không tuần hoàn. Nếu không được cấp cứu sớm, các tế bào trong não nhanh chóng tổn thương, ngừng hoạt động. Di chứng do bệnh gây ra rất nghiêm trọng, nặng nhất là cướp đi mạng sống của bệnh nhân hoặc bị tàn tật, bại liệt, …
1.2. Nguyên nhân gây ra đột quỵ bạn cần biết
Theo chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra đột quỵ là do xơ vữa động mạch. Cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch vì thế tạo thành vật cản khiến mạch máu não tắc nghẽn, không thực hiện tốt nhiệm vụ vốn có.
Tình trạng tắc nghẽn mạch máu não xảy ra thường do cục máu đông. Nó gây nên tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Xơ vữa động mạch là yếu tố tác động khiến cục máu đông dễ dàng hình thành. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết xảy ra nếu người bệnh có huyết áp cao không được kiểm soát làm cho động mạch vỡ ra.
2. Bạn đã biết đột quỵ có triệu chứng gì chưa?
Đột quỵ được xem là bệnh nguy hiểm vì các biến chứng của nó gây nên. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh cũng thường xuất hiện đột ngột, khiến bệnh nhân không để ý hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà tất cả chúng ta cần lưu ý:
2.1. Đột quỵ có triệu chứng gì – Mất thăng bằng là dấu hiệu cần lưu ý
Đột nhiên cảm thấy chóng mặt, nặng đầu, mất thăng bằng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Vấn đề thăng bằng không chỉ là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ mà còn là hiện tượng thiếu máu cục bộ thoáng qua. Thông thường triệu chứng này xuất hiện 1 tuần trước khi xảy ra cơn đột quỵ.
Ngay khi xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cần đến ngay chuyên khoa Nội thần kinh để thăm khám kịp thời
2.2. Đột quỵ có triệu chứng gì – Các bất thường về mắt
Nếu mắt đột nhiên suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt, mắt nhức mỏi thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Hầu hết mọi người thường nghĩ chỉ là đau mắt thông thường và bỏ qua. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này cần để ý để nhanh chóng can thiệp kịp thời.
2.3. Mặt méo, miệng méo
Người bị đột quỵ thường có một nửa bên mặt có dấu hiệu trũng xuống hoặc méo xệch. Khi nói chuyện, phía bên mặt đó sẽ cứng đơ, không thể biểu cảm và có cảm giác như đang nhăn nhó.
Tìm hiểu thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim và cách phòng ngừa hiệu quả
Méo miệng là biểu hiện của đột quỵ dễ nhận biết mà chúng ta cần lưu ý
2.4. Cánh tay bị yếu
Cánh tay suy yếu, cử động khó hay tê liệt cũng đều là dấu hiệu đột quỵ não không nên bỏ qua. Bệnh nhân có xu hướng đổ ngã về hướng tay đang yếu sức. Nguyên nhân là vì các cơ bên này bị tê liệt nên khó giữ được trọng lượng cơ thể.
2.5. Gặp khó khăn trong việc truyền tải, tiếp nhận ngôn ngữ
Bất thường trong lời nói cũng là dấu hiệu đột quỵ dễ nhận biết. Bệnh nhân thường im lặng, bối rối, nói lắp, nói ngọng hoặc nói những câu vô nghĩa, nói các nội dung không liên quan khiến người khác khó hiểu.
>>>>>Xem thêm: Vai trò của chụp CT não trong chẩn đoán đột quỵ
Người bị đột quỵ thường gặp khó khăn trong việc truyền tải
3. Lưu ý cách cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ
Sau khi gọi xe cấp cứu, những người xung quanh có thể áp dụng các phương pháp sơ cứu trong thời gian chờ xe cấp cứu đến. Các nguyên tắc sơ cứu cần phụ thuộc vào 2 trường hợp thực tế như sau:
– Nếu người bệnh tỉnh
Kiểm tra mạch, huyết áp và nhịp tim của người bệnh
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, nâng nhẹ đầu và cố định để không bị nghiêng ngả, lắc lư.
Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, dù là nước lọc.
Lau đờm dãi, loại bỏ dị vật trong miệng như răng giả, thức ăn.
Nếu bệnh nhân bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân về phía người không bị liệt.
– Nếu người bệnh hôn mê cần lưu ý thực hiện tất cả 5 bước kể trên.
Trong trường hợp mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực với tỷ lệ 1:5.
Việc cấp cứu kịp thời có ý nghĩa rất lớn cho bệnh nhân đột quỵ. Dù chỉ sớm 5, 10 phút cũng giảm nhẹ di chứng do bệnh để lại, thậm chí có thể cứu sống nạn nhân khỏi tử thần.
4. Tìm hiểu phương pháp điều trị và hồi phục đột quỵ não
4.1. Thông tin về các phương pháp điều trị đột quỵ
Đối với trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ, việc điều trị khẩn cấp tập trung vào việc sử dụng thuốc với mục đích khôi phục lưu lượng máu. Thuốc làm tan cục máu đông sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ đối mặt với các di chứng nguy hiểm kịp thời.
Đối với trường hợp đột quỵ xuất huyết não, tùy thuộc vào tình trạng xuất huyết hoặc máu tụ của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.
4.2. Các lưu ý phục hồi chức năng sau đột quỵ
Bệnh nhân may mắn sống sót sau đột quỵ nhưng có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hồi phục hầu hết các khả năng như trước.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau 3-4 tháng đầu bị đột quỵ là thời điểm sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt nhất. Chính vì thế, bệnh nhân cần tận dụng thời gian vàng này để chăm sóc, kết hợp điều trị và thực hiện vật lý trị liệu. Nhờ đó, các biến chứng sẽ thuyên giảm và chức năng các cơ quan được hồi phục tích cực nhất.
Trầm cảm là trạng thái tâm lý của nhiều người bệnh đột quỵ. Họ luôn cảm thấy chán nản vì sức khỏe suy yếu, cảm giác mặc cảm, tự ti vì phải dựa dẫm vào người thân trong những hoạt động sinh hoạt đơn giản nhất. Tâm lý này cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị, khiến thời gian bình phục kéo dài hơn.
Vì thế, người thân nên tâm sự, động viên để bệnh nhân cảm thấy tích cực, thoải mái. Tâm lý lạc quan sẽ giúp sức khỏe của người bệnh chuyển biến tích cực, rút ngắn thời gian điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.