Mách cha mẹ cách xử lý kịp thời tình trạng viêm họng trẻ em 

Viêm họng là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, bởi vậy cha mẹ nên chú ý. Vậy nên xử lý tình trạng viêm họng trẻ em như thế nào? Xin mời các bậc phụ huynh tham khảo qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Mách cha mẹ cách xử lý kịp thời tình trạng viêm họng trẻ em 

1. Viêm họng trẻ em – Không nên chủ quan!

Trẻ bị viêm họng có thể tái đi tái lại nhiều lần và có khả năng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: Viêm phổi, viêm amidan, viêm tai giữa,… Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.

1.1. Nguyên nhân gây nên viêm họng ở trẻ

Viêm họng ở trẻ gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

– Virus: Có tới hơn 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A gây nên tình trạng viêm họng cấp ở trẻ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa ẩm ướt và mưa nhiều là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng viêm họng ở trẻ em.

– Viêm họng do cảm cúm: Bệnh cảm cúm thông thường cũng gây nên tình trạng viêm họng ở trẻ em.

– Viêm họng do liên cầu khuẩn: Nếu trẻ đau rát cổ họng có thể là do vi khuẩn Streptococcus gây nên.

– Bệnh chân tay miệng: Căn bệnh này khá thường gặp ở trẻ, virus coxsackievirus A16 trong bệnh chân tay miệng có thể gây nên đau và viêm họng cho trẻ.

Ngoài ra, một số điều kiện thuận lợi khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc viêm họng cho trẻ như thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi đường, uống nhiều nước đá,….

Mách cha mẹ cách xử lý kịp thời tình trạng viêm họng trẻ em 

Cảm cúm có thể gây viêm họng ở trẻ

1.2. Viêm họng trẻ em và những triệu chứng phổ biến

Trẻ bị viêm họng là tình trạng rất dễ nhận biết bên ngoài, cha mẹ chỉ cần chú ý là có thể thấy ngay một số triệu chứng bao gồm:

– Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc.

– Thường kèm theo sốt cao, có thời điểm lên đến 39 – 40 độ.

– Một vài trẻ có thể xuất hiện nôn, chớ, ỉa chảy hoặc sốt co giật.

Ngoài ra, khi thấy những dấu hiệu dưới đây cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

– Xuất hiện mủ trắng ở amidan.

– Sốt cao liên tục, chườm đá hay uống thuốc cũng không đỡ.

– Trẻ ho, quấy khóc nhiều, thở gấp kèm theo co thắt lồng ngực.

– Chảy mủ tai.

– Xuất hiện hạch hai bên hàm.

2. Phương pháp điều trị và cách phòng tránh viêm họng ở trẻ

2.1. Các cách điều trị viêm họng trẻ em

Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị viêm họng ở trẻ bao gồm:

– Sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh: Đây là phương pháp giúp trẻ thoát khỏi viêm họng nhanh chóng thường được cha mẹ áp dụng. Tuy nhiên, mọi loại thuốc trước khi dùng cho bé đều cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Súc miệng bằng nước muối: Cho bé súc miệng mỗi ngày để làm giảm sưng cổ họng.

– Sử dụng viên ngậm hoặc siro ho theo đơn kê của bác sĩ.

Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Nên nhổ răng khôn không

Mách cha mẹ cách xử lý kịp thời tình trạng viêm họng trẻ em 

Thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng là phương pháp giúp điều trị viêm họng ở trẻ

2.2. Phương pháp nào giúp trẻ phòng tránh viêm họng hiệu quả nhất?

Để phòng tránh viêm họng ở trẻ, cha mẹ nên tập cho bé một số thói quen:

– Thường xuyên rửa tay để tránh tiếp xúc với vi khuẩn

– Không cho bé uống nước đá.

– Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường để tránh khói bụi.

– Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần cho con.

– Tránh sử dụng chung thực phẩm, đồ uống với người nghi nhiễm bệnh.

– Để trẻ trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ và có vừa đủ độ ẩm, tránh nằm điều hòa

– Ngoài ra, tuyệt đối không để bất kỳ ai mắc viêm họng tiếp xúc trực tiếp bằng miệng, mũi, mắt với bé. Bởi vậy là những nơi mà vi khuẩn dễ dàng để xâm nhập nhất.

Mách cha mẹ cách xử lý kịp thời tình trạng viêm họng trẻ em 

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà răng

Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường để tránh tiếp xúc với bụi, vi khuẩn gây viêm họng

3. Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ cần lưu ý một số cách chăm sóc dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho con:

– Vệ sinh tai mũi họng: Sử dụng khăn mềm và nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng đồng thời hay khăn thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn trên khăn xô cũ bám lại và tiếp tục gây bệnh cho bé.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để đảm bảo sức đề kháng cho con, cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cho con uống nhiều nước, đặc biệt là dung dịch oresol và nước ép hoa quả.

– Cho trẻ ngủ đủ giấc và tạo không gian yên tĩnh, thoải mái để trẻ sớm khỏi bệnh.

– Ngoài ra, cha mẹ nên cho con thăm khám định kỳ để phòng tránh viêm họng và bảo vệ sức khỏe.

Viêm họng trẻ em thường được xem nhẹ, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khó lường. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nếu thấy con xuất hiện triệu chứng của viêm họng hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *