Viễn thị ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý!

Viễn thị là một trong ba loại tật khúc xạ phổ biến nhất, bên cạnh cận thị và loạn thị. Tuy rằng viễn thị thường xảy ra ở người cao tuổi nhiều hơn so với trẻ nhỏ, số lượng trẻ bị viễn thị cũng ít hơn so với cận thị và loạn thị. Viễn thị ở trẻ nhỏ là bệnh lý khiến trẻ gặp các rối loạn chức năng thị giác: nhược thị, lác mắt,…

Bạn đang đọc: Viễn thị ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý!

Viễn thị ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý!

Viễn thị ở trẻ là một trong 3 tật khúc xạ phổ biến nhất.

1. Trẻ nhỏ bị viễn thị là như thế nào?

Hình ảnh của sự vật được ghi nhận bằng cách đi qua các hệ thống quang học của mắt và hội tụ trên võng mạc. Viễn thị là tình trạng hình ảnh không được hội tụ đúng vị trí trên võng mạc mà hội tụ phía sau võng mạc khiến cho mắt luôn phải điều tiết làm tăng lực khúc xạ để đưa hình ảnh thu được ra phía trước và nằm trên võng mạc.

Viễn thị có thể hiểu một cách đơn giản là khi nhìn các vật ở gần sẽ bị mờ, ngược lại với cận thị là không thể nhìn rõ các vật ở xa. Khi trẻ bị viễn thị nhẹ, mắt sẽ cần điều tiết để nhìn rõ hình ảnh của vật nhưng đồng nghĩa với việc mắt dễ bị mỏi hơn do cần phải hoạt động nhiều hơn bình thường.Với những trẻ bị viễn thị nặng, mắt không thể điều tiết được sẽ dẫn đến tình trạng nhìn mờ sự vật cả ở xa và gần.

Viễn thị ở trẻ nhỏ thường được chia thành 2 loại chính:

– Viễn thị khúc xạ: Đây là dạng viễn thị nhẹ do trục nhãn cầu bình thường nhưng lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh thấp khiến cho mắt trẻ khó nhìn được sự vật.

– Viễn thị trục: Là khi trục nhãn cầu quá ngắn trong khi lực khúc xạ giác mạc và thể thủy tinh bình thường khiến cho tình trạng viễn thị ở trẻ nhỏ nặng hơn.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng viễn thị ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viễn thị ở trẻ là do mắt quá nhỏ khiến cho trục trước sau của mắt ngắn hơn bình thường nên ảnh thu lại hiển thị ở đằng sau võng mạc. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên, mắt tăng dần kích thước theo sự phát triển của cơ thể và có thể độ viễn thị cũng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắt của trẻ không tăng trưởng nên trẻ sẽ sẽ bị mắc viễn thị bẩm sinh. Trẻ em mới sinh thông thường sẽ bị viến thị và độ viễn thị này sẽ giảm dần theo thời gian phát triển. Tật viễn thị được ghi nhận rõ ràng nhất ở tầm 6 tuổi khi trẻ bắt đầu đi học tiểu học.

3. Trẻ bị viễn thị sẽ có các dấu hiệu và biến chứng gì?

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật đục thủy tinh thể là gì, thực hiện như thế nào?

Viễn thị ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý!

Viễn thị nếu không được điều trị sớm có thể khiến thị lực của trẻ sa sút nghiêm trọng, thậm chí có khả năng mù lòa.

3.1. Biến chứng của tật viễn thị ở trẻ nhỏ

Cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được tình trạng viễn thị ở trẻ bằng cách quan sát thói quen hàng ngày của con:

– Đọc sách báo trẻ thường nhìn với khoảng cách gần

– Mắt của trẻ thường bị mỏi, nhức, trẻ hay dụi mắt

– Hay nhức đầu, mệt mỏi do mắt phải hoạt động quá sức

– Mắt trẻ có thể bị đỏ nếu nhìn lâu trong khoảng thời gian dài

– Mắt của trẻ có khuynh hướng quay dần vào trong khiến mắt trẻ bị lé trong.

Nếu cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện trên, hãy đưa con trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt uy tín, chất lượng để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, giúp xác định được cụ thể nguyên nhân và có các phương pháp điều trị phù hợp.

3.2. Biến chứng của viễn thị ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị viễn thị, mắt sẽ bị nhức mỏi thường xuyên do các cơ quan trong mắt luôn phải điều tiết để có thể thu hình ảnh rõ nét hơn. Khi mắt phải điều tiết quá độ sẽ khiến cho độ điều tiết và độ quy tụ của mắt trẻ mất cân bằng, từ đó, mắt trẻ có thể bị lác trong và chỉ có thể nhìn với một mắt. Dần dần theo thời gian, mắt của trẻ sẽ bị nhược thị, có nghĩa là không thể nhìn rõ được dù đã đeo kính viễn thị hỗ trợ.

Khi trẻ bị viễn thị nặng và xảy ra tình trạng nhược thị, trẻ có thể bị nhược thị một mắt hoặc cả hai mắt. Nhược thị khiến cho trẻ không thể nhìn thấy hình nổi, không thể đo được khoảng cách vật chính xác và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau này. Đối với các trường hợp viễn thị do nhãn cầu phát triển kém thì trẻ có thể mắc thêm các rối loạn cấu trúc nhãn cầu khác, khiến cho đáy mắt tổn thương và gây nguy hiểm cho thị lực.

4. Có cách nào điều trị được tật viễn thị ở trẻ không?

Viễn thị ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý!

>>>>>Xem thêm: Võng mạc mỏng nhất ở đâu và cách bảo vệ võng mạc mắt

Trẻ cần được đưa đến các chuyên khoa Mắt để được thăm khám và có các phác đồ điều trị viễn thị phù hợp.

Để điều trị hiệu quả tật khúc xạ viễn thị ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến khoa Mắt để được các bác sĩ thăm khám và xác định chính xác độ viễn.

Phương pháp điều trị chính cho trẻ nhỏ chủ yếu là đeo kính và tập luyện cho mắt để giảm độ viễn.

Với những trẻ bị nhược thị thì cần có các bài tập luyện mắt tích cực dành riêng cho mắt bị nhược thị. Bài tập phổ biến nhất cho mắt bị nhược thị chính là tập trên máy kích thích hoàng điểm dành cho những bệnh nhân bị nhược thị hoặc độ viễn thị cao – Synophtophore. Đối với tình trạng nhược thị, kể cả khi có thể điều trị khỏi thì người bệnh vẫn cần tập luyện để duy trì tình trạng tốt, tránh tái phát lại.

Trên đây là các thông tin về tật viễn thị của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần hiểu rõ bệnh lý để có thể bảo vệ trẻ khỏi tật viễn thị vĩnh viễn cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ để bảo vệ thị lực cho trẻ tối đa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *