Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ cho bé, ba mẹ cần biết

Khám sức khỏe định kỳ cho bé đang là lựa chọn của nhiều gia đình, giúp bảo vệ sức khỏe cho con trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh trong quá trình hình thành và phát triển. Bài viết dưới đây cung cấp cho các bậc cha mẹ một số thông tin hữu ích về khám sức khỏe cho trẻ em.

Bạn đang đọc: Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ cho bé, ba mẹ cần biết

1. Tại sao phải khám sức khỏe định kỳ cho bé?

Khám sức khỏe định kỳ cho bé là việc làm cần thiết để phụ huynh nắm rõ tổng quan sức khỏe của bé nhà, giúp phát hiện các triệu chứng bệnh lý, từ đó điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ.

Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ cho bé, ba mẹ cần biết

Bé thoải mái cho bác sĩ khám tai

1.1. Độ tuổi phù hợp khám sức khỏe định kỳ cho bé

Ngoài việc hiểu rõ tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ cho trẻ thì phụ huynh còn phải biết độ tuổi nào của trẻ phù hợp để đi khám định kỳ. Tùy từng vào giai đoạn phát triển, cơ thể bé sẽ có những thay đổi nhất định để thích nghi với môi trường sống xung quanh. Ba mẹ nên chú ý cho con đi khám sức khỏe tổng quát ở những giai đoạn sau:

– Giai đoạn từ 0-18 tháng tuổi: quan trọng chiều cao, cân nặng, kích thước vòng đầu

– Giai đoạn sau 2 tuổi: chú ý đến thể lực: chiều cao, cân nặng

– Giai đoạn sau 12 tuổi: Bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành, cơ thể và các cơ quan chức năng hoạt động bình thường như người lớn.

Đặc biệt, từ 0-12 tuổi, bác sĩ sẽ nhắc lại một số mũi tiêm vắc-xin để phòng ngừa các bệnh do vi-rút gây ra hoặc nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh.

1.2. Mục đích khám sức khỏe định kỳ cho bé

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn ô nhiễm như ô nhiễm không khí bởi khói bụi từ các phương tiện giao thông và khí thải từ các khu công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước sống…dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ngày càng gia tăng.

Chính vì vậy, trẻ em cần phải được chú trọng bảo vệ sức khỏe bởi hệ miễn dịch của chúng và các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ cơ thể chưa phát triển, đủ để chống lại một số bệnh lý. Việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ phải được đẩy mạnh lên hàng đầu.

Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ cho bé, ba mẹ cần biết

Bé thoải mái cho bác sĩ khám bệnh

Việc khám sức khỏe định kỳ cho bé giúp ba mẹ nắm rõ tình trạng sức khỏe tổng quan của con, đặc biệt là sự tăng trưởng về mặt thể chất (cân nặng, chiều cao) và tinh thần (trí não), từ đó đưa ra các phương thức xử lý và điều trị kịp thời. Ví dụ như kiểm soát nguy cơ béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng. Ngoài ra, ba mẹ có thể xin ý kiến, lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa nhi về việc phát triển trí não, học hỏi hoặc hành vi của con trẻ.

Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa cho biết, giai đoạn những ngày đầu đời là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi và có chế độ chăm sóc phù hợp về dinh dưỡng và sức khỏe, trẻ không những phát triển tối đa ở thời điểm hiện tại mà còn có tác động lâu dài về sau.

Các bậc cha mẹ thường hay xem nhẹ, thậm chí bỏ qua việc khám sức khỏe cho con bởi họ cho rằng trẻ em chỉ cần duy trì đều tiêm các mũi vắc-xin là ổn định. Thực tế, nếu bỏ qua giai đoạn đầu đời của trẻ, đặc biệt đối với trẻ có sức đề kháng kém, hay ốm vặt hoặc trẻ hấp thụ kém, phát triển chậm hơn các bạn đồng trang lứa thì khám sức khỏe tổng quát được xem là biện pháp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe.

Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ cho các bé còn giúp theo dõi tình hình sức khỏe của con xuyên suốt các giai đoạn phát triển. Theo đó, ba mẹ có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và thể chất cho con mình, nhằm mang lại cho con một thể trạng tốt nhất có thể, đánh dấu bước phát triển.

2. Khám sức khỏe định kỳ cho bé bao gồm những danh mục khám nào?

Đa phần chúng ta thường có suy nghĩ rằng chỉ người lớn mới cần khám sức khỏe tổng quát vì tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn nhưng trẻ em cũng là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc. Khi trẻ nhỏ chưa phát triển hết các cơ quan chức năng, dễ bị tổn thương và hệ miễn dịch chưa đủ khỏe để bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe tổng quát có cần nhịn ăn không?

Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ cho bé, ba mẹ cần biết

Nhân viên y tế động viên bé để dễ dàng lấy ven

Tùy vào từng độ tuổi mà danh mục khám sức khỏe dành cho trẻ em lại được xây dựng khác nhau.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi: đo chiều cao, cân nặng, thể lực và chích ngừa một số loại vắc-xin như viêm gan B, quai bị, sởi…

Đối với trẻ trên 5 tuổi: bắt đầu quan tâm toàn bộ cơ thể để sàng lọc và phát hiện bệnh, các bệnh học đường…

– Xét nghiệm máu: công thức hóa sinh

– Kiểm tra nồng độ đường huyết

– Kiểm tra các chức năng của thận

– Xét nghiệm nước tiểu

– Siêu âm ổ bụng

– Chụp X-quang

3. Những lưu ý dành cho bố mẹ

Các bậc phụ huynh nên chú ý một số điều sau khi đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ bởi trẻ còn nhỏ, dễ ham chơi và đùa nghịch trong quá trình thăm khám bệnh.

Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ cho bé, ba mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Khám bệnh phụ khoa như thế nào và khi nào nên khám

Khám sức khỏe tổng quát cho bé là việc làm cần thiết

– Ba mẹ hãy lựa chọn cơ sở y tế khám, chữa bệnh uy tín, chất lượng dịch vụ y tế cao cấp, chuẩn Quốc tế để kết quả thăm khám của bé chính xác.

– Trước khi tiến hành đăng ký khám tại cơ sở y tế, hãy hỏi thông tin về bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bé

– Ba mẹ nên đặt lịch hẹn khám trước khi đến khám để việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, tiện lợi, không tốn thời gian chờ đợi.

– Thông báo với bác sĩ chính xác và đầy đủ về tiền sử bệnh của bé, các dấu hiệu bất thường gần đây và các loại thuốc mà bé nhà đang sử dụng để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác.

– Không cho trẻ uống đồ có gas hoặc nước ngọt, ảnh hưởng đến quá trình thăm khám.

– Cho bé uống nhiều nước lọc tránh mất sức khi đi khám sức khỏe trong thời gian dài.

Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ có thể nắm rõ và nhận ra tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ cho bé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế về lĩnh vực nhi khoa, hãy cho trẻ khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *