Cập nhật thông tin hữu ích khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân là hình thức giúp doanh nghiệp bảo vệ lao động của mình bởi Lao động là công nhân thường là đối tượng cần được Nhà nước và chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi họ luôn phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc.

Bạn đang đọc: Cập nhật thông tin hữu ích khám sức khỏe định kỳ

1. Tại sao phải khám sức khỏe định kỳ cho công nhân

Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân là hình thức chủ sở hữu lao động, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm, chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe cho người lao động của mình.

Cập nhật thông tin hữu ích khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe cho công nhân là hình thức bắt buộc

1.1. Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân có bắt buộc không?

Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân là hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật Nhà nước đã ban hành.

Dựa trên Điều Luật lao động năm 2012, điều 152 về chăm sóc sức khỏe người lao động đã quy định các công ty, các doanh nghiệp chủ thể phải tổ chức khám sức khỏe thường niên cho các người lao động.

  • Hàng năm, các đơn vị chủ lao động, doanh nghiệp cần phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 năm/lần. Nếu lao động là nữ phải có thêm danh mục khám chuyên khoa phụ sản.
  • Đối với lao động chân tay, làm việc trong môi trường độc hại, lao động là người khuyết tật hoặc chưa thành niên, người cao tuổi phải khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.
  • Đối với người làm việc trong môi trường nhiễm độc, nhiễm trùng, phải được đảm bảo khử trùng, khử độc, vệ sinh sạch sẽ sau khi tan làm theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đối với các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp hoặc các đơn vị chủ sở hữu lao động phải khai báo rõ ràng, phải được giám định y khoa xếp hạng mức độ thương tật và suy giảm khả năng lao động để điều trị và phục hồi chức năng lao động.

Cập nhật thông tin hữu ích khám sức khỏe định kỳ

Công nhân là đối tượng cần phải được bảo vệ sức khỏe

Như vậy, doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu lao động nào không tuân thủ theo quy định của Nhà nước về việc chăm sóc-bảo vệ sức khỏe cho người lao động sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo Luật Nhà nước.

1.2. Mục đích khám sức khỏe định kỳ cho công nhân

Công nhân là người lao động phổ thông, thường làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp. Công việc của họ chủ yếu là lao động chân tay và được thuê với hợp đồng làm việc. Đa số các lao động công nhân ở nước ta thường phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, nặng nhọc về mặt thể chất như hóa chất, xây dựng…

Khám sức khỏe cho công nhân giúp doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giảm thiểu rủi ro các tai nạn nghề nghiệp, an tâm công tác làm việc và hỗ trợ chủ lao động tiết kiệm chi phí y tế.

Tìm hiểu thêm: Nên đi khám sức khỏe ở đâu vừa uy tín, vừa tiết kiệm?

Cập nhật thông tin hữu ích khám sức khỏe định kỳ

Nghề công nhân thường dễ bị tổn thương về mặt thể xác

Tổ chức khám sức khỏe thường niên giúp người lao động nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện các triệu chứng bệnh lý, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời để chữa bệnh. Do môi trường làm việc và tính chất nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại nên việc tổ chức hoạt động khám sức khỏe định kỳ dành cho người lao động là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những lợi ích của thiết thực của hoạt động này:

Đối với doanh nghiệp:

  • Bảo vệ sức khỏe cho công nhân là bảo vệ nguồn nhân lực của công ty, tạo ra phát triển bền vững và lâu dài
  • Là sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và các công nhân, gia tăng sự đoàn kết giữa các nhân viên với nhau, kéo gần khoảng cách giữa Ban lãnh đạo với nhân viên của mình
  • Thể hiện sự quan tâm đúng mực đối với nhân viên
  • Thu hút nhân sự mới đến công ty, tạo điều kiện, môi trường làm việc chuyên nghiệp để giữ chân nhân sự
  • Phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí y tế và tránh rủi ro tai nạn lao động nghề nghiệp
  • Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, tạo hiệu quả công việc
  • Bố trí, sắp xếp khối lượng – số lượng công việc sao cho phù hợp với năng lực lao động của từng cá nhân

Đối với công nhân:

  • Phát hiện sớm, chẩn đoán các triệu chứng bệnh hoặc các bệnh lý nguy hiểm ở giai đoạn đầu, tránh tình trạng bệnh trở nặng và khó chữa trị
  • Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian chữa bệnh
  • Tiết kiệm chi phí chữa bệnh
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, bớt gánh nặng nỗi lo bệnh tật hoành hành, an tâm công tác làm việc

2. Sự khác nhau giữa khám sức khỏe cho nhân viên văn phòng và công nhân

2.1. Một số bệnh nghề nghiệp thường hay mắc phải

Nhân viên văn phòng

Công nhân

– Bệnh đau cổ, đau vai gáy: ngồi làm việc nhiều giờ, ngồi sai tư thế

– Đau đầu: áp lực công việc

– Các bệnh về mắt: làm việc lâu với máy tính

– Thoái hóa đốt sống cổ

– Hội chứng tổn thương dây thần kinh

– Thừa cân, béo bụng: ngồi lâu, ăn vặt nhiều

– Các bệnh về da và hô hấp: bụi bẩn từ máy tính

– Suy tĩnh mạch mãn tính

– Bệnh trĩ

– Bệnh bụi phổi: công nhân khai thác quặn đá, sản xuất thủy tinh, dệt may

– Bệnh điếc: công nhân khai thác mỏ, thường xuyên làm việc trong môi trường tiếng ồn

– Các bệnh về da: công nhân hóa dầu, luyện than, cơ khí, nhựa, da giày, chế biến thủy hải sản…

– Hen phế quản: sản xuất giấy, bột ngũ cốc, dầu thực vật, mỹ phẩm, công nghiệp điện-điện tử…

– Nhiễm xạ: môi trường làm việc có nguồn phóng xạ, nhà máy bức xạ ion hóa, máy phát tia X…

2.2. Danh mục khám thường bao gồm những gì?

Do đặc thù nghề nghiệp, làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm đến tính mạng, lao động chân tay sẽ có những danh mục khám riêng để sàng lọc toàn bộ cơ thể, phát hiện bệnh lý nhằm tránh rủi ro tai nạn nghề nghiệp. Sau đây là sự khác nhau về các danh mục có trong gói khám giữa nhân viên văn phòng và công nhân:

Đối với nhân viên văn phòng:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Khám nội tổng quát
  • Khám tai – mũi – họng
  • Khám răng – hàm – mặt
  • Khám phụ khoa (nữ)
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, điện tim đồ

Cập nhật thông tin hữu ích khám sức khỏe định kỳ

>>>>>Xem thêm: Khám sức khỏe để xin việc ở đâu và những điều cần biết

Bác sĩ tư vấn sức khỏe cho người lao động

Đối với công nhân:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: công thức hóa sinh,
  • Đo thể lực: chiều cao, cân nặng, đo huyết áp
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, siêu âm, điện tim đồ
  • Đo thính lực, thị lực
  • Khám da liễu
  • Nội dung khám bệnh nghề nghiệp dựa vào yếu tố người lao động phải tiếp xúc, làm việc mà lựa chọn và sẽ do bác sĩ chỉ định.
  • Bệnh phổi nghề nghiệp, điếc và nhiễm độc nghề nghiệp thường sẽ được áp dụng vào khám sàng lọc.
  • Tư vấn sức khỏe

3. Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho công nhân

Dưới đây là một số lưu ý khi lao động công nhân tham gia khám sức khỏe định kỳ:

  • Người lao động nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm
  • Cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm
  • Nên ép tiểu trước khi tiến hành siêu âm phụ khoa đầu dò
  • Chống chỉ định chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai
  • Tránh quan hệ tình dục trước ngày thăm khám

Hy vọng thông qua bài viết trên quý vị có thể nắm rõ thông tin về khám sức khỏe định kỳ cho công nhân để bảo vệ tốt nguồn nhân lực của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *