Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp

Trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc. Chấn thương gây biến dạng và làm mất khả năng vận động tạm thời của khớp, có thể dẫn đến đau đột ngột, dữ dội. Dấu hiệu nhận biết trật khớp cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp

  • Chữa Trật Khớp Bả Vai HIỆU QUẢ & giúp HỒI PHỤC nhanh nhất
  • Xử trí Trật Khớp Xương Cùng Cụt như thế nào là TỐT nhất?

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp

Trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc.

Các dấu hiệu nhận biết trật khớp

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp bạn có thể tham khảo

– Đau do tổn thương rách bao khớp.

– Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.

– Hõm khớp bị rỗng: Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp tuy nhiên không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn thì sẽ khó có thể phát hiện do sưng nề nhiều.

– Biến dạng toàn chi: Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong, bàn chân bên sai gác lên cổ chân bên lành.

– Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.

– Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ  xuất hiện trong sai khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác đồng thời bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Cho dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn sẽ bật trở lại tư thế sai.

– Ngoài ra trật khớp có một số biến dạng đặc biệt:

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh loãng xương có xu hướng tăng nhanh

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp

Bạn cần sơ cứu trật khớp trước khi đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám

+ Dấu hiệu gù vai (vai vuông góc) thấy ở sai khớp vai.

+ Dấu hiệu “nhát rìu” thường thấy trong sai khớp khuỷu ra sau (do mỏm khuỷu trồi ra sau làm với cánh tay một bậc lõm vào, trông giống như gốc cây bị rìu chặt dang dở).

+ Dấu hiệu “phím đàn dương cầm” xuất hiện trong sai khớp vùng vai-đòn (do co kéo cơ ức đòn chũm nên đầu ngoài xương đòn được kéo lên, lộ rõ ra ngoài, ấn xuống lại bật lên như ấn vào phím đàn dương cầm).

Còn để xác định chính xác bạn có bị trật khớp hay không bạn nên đi khám ở chuyên khoa khớp. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để biết chính xác loại sai khớp và tình trạng khớp (có hay không bong xương, vỡ mẻ xương khớp hay gãy đầu xương). Nếu để lâu bệnh có thể xuất hiện biến chứng như chèn ép mạch máu, dây thần kinh, sai khớp hở kèm mẻ xương.

Sơ cứu khi bị trật khớp

Khi bị trật khớp bệnh nhân cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế. Tình trạng này có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc ở các khớp nhỏ hơn như ngón tay, ngón tay cái hoặc ngón chân. Cách sơ cứu như sau:

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp

>>>>>Xem thêm: Chữa viêm đa khớp ở đâu? tốt nhất ở hà nội

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi bị trật khớp

  • Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, vì điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
  • Cố định khớp: Cố định khớp ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu bạn trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay.
  • Nếu trật khớp ở chân thì bạn có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.
  • Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương nhằm tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc bạn có thể cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.
  • Nhanh chóng đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Nếu có bất kì thắc mắc chứng trật khớp, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *