Hiện nay, cách trị đột quỵ nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng càng sớm càng tốt, chậm nhất là trong khoảng 3 giờ đầu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách trị đột quỵ nhồi máu não cấp bằng phương pháp này.
Bạn đang đọc: Cách trị đột quỵ nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết
1. Cách trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết được sử dụng khi nào?
1.1 Cách trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết trong thời gian khuyến cáo
Các chuyên gia cho biết, việc điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân nên được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay sau khi người bệnh bắt đầu có biểu hiện đột quỵ.
Nếu người bệnh được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong 3 giờ đầu, tính từ thời điểm khởi phát cơn đột quỵ thiếu máu não cục bộ bắt đầu xảy ra sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng.
Điều trị muộn sau 3 giờ, dễ làm tăng nguy cơ chảy máu não.
Nếu điều trị muộn quá sau 4,5 giờ thường không có lợi cho người bệnh.
Trên thực tế chỉ một số rất ít bệnh nhân đáp ứng khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ trong thời gian 6 giờ.
1.2 Một số chỉ định khác trong cách trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết
Ngoài thời gian khuyến cáo sử dụng thuốc tiêu sợi huyết = 18 tuổi và không có hình ảnh xuất huyết não trên phim chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
Thuốc tiêu sợi huyết được sử dụng đầu tay để điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp trong thời gian khoảng 3 giờ đầu.
2. Các trường hợp chống chỉ định
Bác sĩ cân nhắc không sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đối với trường hợp các triệu chứng khởi phát đột quỵ >3 giờ hoặc không chắc chắn về thời gian.
Các triệu chứng đột quỵ nhẹ, đơn thuần hoặc cải thiện nhanh
Không chụp cắt lớp vi tính sọ không cản quang hoặc có bằng chứng chảy máu trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não.
Các triệu chứng đột quỵ gợi ý xuất huyết dưới nhện, mặc dù phim chụp cắt lớp vi tính sọ não bình thường.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não có khối nhồi máu não lớn (> 1/3 bán cầu não).
Bệnh nhân có khiếm khuyết thần kinh lớn.
Chấn thương hoặc chảy máu tiến triển.
Tiền sử đột quỵ, chấn thương đầu nặng, nhồi máu cơ tim, phẫu thuật sọ não trong 3 tháng gần đây.
Có tiền sử xuất huyết não
Tiền sử chảy máu tiêu hóa, tiết niệu trong vòng 21 ngày.
Tiền sử chấn thương lớn hoặc phẫu thuật lớn trong 14 ngày.
Người có bệnh lý nội sọ như dị dạng động tĩnh mạch, túi phình.
Có bất thường về đường huyết (400mg/dl).
Chọc dò tủy sống hoặc động mạch ở nơi không ép được.
Người có số lượng tiểu cầu
Huyết áp không kiểm soát được (huyết áp tâm thu >185 mmHg, huyết áp tâm trương > 110 mmHg).
Có điều trị bằng thuốc chống đông gần đây.
3. Quy trình tiến hành cấp cứu và điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết
3.1 Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng
Đầu tiên cần xác định bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ cấp, khởi phát dưới 2 giờ (
Các bác sĩ sẽ đánh giá nhanh để loại trừ các bệnh lý không phải đột quỵ
Kiểm tra đường mao mạch của người bệnh
Cho bệnh nhân thở oxy, để duy trì SpO2>95%.
Đặt đường truyền và lấy xét nghiệm
Ghi điện tâm đồ
Nhanh chóng chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) cấp cứu.
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ khi trời lạnh: Không thể xem thường!
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp khảo sát, chẩn đoán và tiên lượng tình trạng đột quỵ nhồi máu não cấp.
3.2 Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết
Sau khi có các kết quả cận lâm sàng và dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc (bằng đường truyền) với liều dùng phù hợp đúng theo khuyến cáo.
3.3 Người bệnh cần được theo dõi sau khi dùng thuốc
Đo huyết áp mỗi 15 phút/lần trong khi truyền, sau đó 30 phút/lần trong 6 giờ và mỗi 1 giờ/1 lần sao cho đủ 24 giờ. Cần kiểm soát thật tốt chỉ số huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu
Nếu bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, đau đầu, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp cần dừng truyền ngay lập tức và cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT sọ não).
>>>>>Xem thêm: 5 Điều không ngờ gây hại cho tim của bạn
Người từng bị đột quỵ nên đi thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và chụp cộng hưởng từ để theo dõi, ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
4. Biến chứng khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết
Việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để điều trị đột quỵ cấp có thể gặp phải biến chứng xuất huyết nội sọ. Những đối tượng có nguy cơ chảy máu (xuất huyết) đó là:
– Bệnh nhân đột quỵ nặng
– Có thay đổi lớn trên phim chụp cắt lớp (CT)
– Tăng huyết áp
– Tăng đường máu
– Tuổi cao
– Có kèm theo các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, dùng đồng thời thuốc chống ngưng tập kết tiểu cầu, số lượng tiểu cầu ở ranh giới bình thường.
Tiếp theo, một biến chứng nữa hay thường gặp khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trị đột quỵ đó là biến chứng phù mạch.
Chính vì thế mà khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết các bác sĩ cần thảo luận với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, ký cam kết điều trị. Mục đích là để người bệnh và gia đình hiểu rõ về tác dụng, cũng như những biến chứng có thể xảy ra qua cách trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết. Dĩ nhiên là khi các biến chứng này xảy ra, bác sĩ sẽ vận dụng những cách tốt nhất để xử trí biến chứng, giảm nhẹ sự nguy hiểm cho người bệnh.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết
Thuốc tiêu sợi huyết hay còn gọi là thuốc tan sợi huyết, có tác dụng làm tan cục máu đông trong lòng mạch máu. Việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết khá hữu hiệu, giúp tái thông trong trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp.
Nhưng chỉ định sử dụng thuốc cần nghiêm ngặt, tuân thủ theo các tiêu chí chọn và tiêu chí loại trừ. Bạn tuyệt đối không được tùy ý sử dụng để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Mặc dù có thể đối mặt biến chứng xuất huyết não nhưng việc người bệnh bị đột quỵ nhồi máu não cấp được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết trong 3 giờ đầu sẽ giúp cải thiện đáng kể kết cục lâm sàng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.