Viêm họng nên làm gì để nhanh khỏi?

Viêm họng là một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường gây nên cảm giác đau, khó chịu ở cổ họng, gây bất tiện trong ăn uống cũng như giao tiếp. Vậy khi bị viêm họng nên làm gì?

Bạn đang đọc: Viêm họng nên làm gì để nhanh khỏi?

1. Viêm họng là bệnh gì?

Viêm họng là một bệnh lý hô hấp mà nhiều người hay mắc phải. Khi bị viêm họng, niêm mạc hầu viêm nhiễm sẽ sưng lên, khó chịu và có cảm giác nghẹn, vướng khi nuốt.

Viêm họng gồm 2 giai đoạn:

– Viêm họng cấp tính: Bệnh ở mức độ nhẹ, sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 tuần khi sử dụng thuốc và có chế độ chăm sóc hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.

– Viêm họng mạn tính: Trong các trường hợp bị viêm họng, sẽ có khoảng 20% diễn tiến thành mạn tính, gây ảnh hưởng nhiều đến hô hấp của bệnh nhân.

Viêm họng nên làm gì để nhanh khỏi?

Khi bị viêm họng, niêm mạc hầu bị viêm nhiễm sẽ sưng lên, khó chịu và có cảm giác nghẹn, vướng khi nuốt.

2. Nguyên nhân gây viêm họng

2.1 Virus

Virus là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến tình trạng viêm họng xuất hiện. Có thể kể đến một số loại virus gây nên bệnh lý này như virus ho gà, virus cúm, virus thuỷ đậu, bạch cầu đơn nhân, Epstein-Barr virus,….Virus xâm nhập vào hầu họng của người bệnh qua đường nước bọt và dịch đờm.

2.2 Vi khuẩn

So với virus, người mắc viêm họng do vi khuẩn sẽ có diễn biến phức tạp hơn và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm.

2.3 Dị ứng

Viêm họng có thể xảy ra do người bệnh dị ứng với thời tiết, phấn hoa, bụi bận….Khi bị dị ứng, cơ thể người bệnh sẽ kích thích hệ miễn dịch giải phóng ra chất histamin vào mô hầu họng, điều này khiến cho hiện tượng viêm sưng xảy ra.

2.4 Thời tiết

Mỗi khi giao mùa, thời tiết khô hanh hay chuyển lạnh đột ngột cũng là tác nhân khiến cho cổ họng bị khô rát, khó chịu và kích thích.

2.5 Hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp đồng thời kích thích phần niêm mạc ở họng và amidan, từ đó dẫn đến tình trạng sưng tấy đỏ và khó chịu.

Viêm họng nên làm gì để nhanh khỏi?

Hút thuốc lá là một trong những tác nhân gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn tới viêm họng

2.6 Thói quen sinh hoạt

Việc thường xuyên la hét, nói to trong một thời gian dài có thể kích thích mô thanh quản và hầu họng, khiến cho họng đau rát và sưng viêm. Ngoài ra sống trong môi trường sinh sống ô nhiễm, không thường xuyên dọn dẹp không gian sống sạch sẽ cũng có nguy cơ bị viêm họng cao.

2.7 Mắc các bệnh lý

– Bị trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng. Khi mắc bệnh lý này, tình trạng axit dịch vị trào ngược lên cổ họng sẽ xảy ra. Nếu việc này diễn ra thường xuyên, lượng axit dư thừa sẽ phá huỷ lớp niêm mạc, cổ họng nóng rát và đau nhức.

– Người bị các khối u ở cổ họng, lưỡi hay thanh quản có thể gây nên tình trạng viêm họng. Dấu hiệu đặc trưng thường thấy là khàn giọng, thở dốc, có cục u ở cổ và lẫn máu ở nước bọt.

– Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng gây nên viêm họng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng….

2.8 Hệ miễn dịch yếu

Một người có hệ miễn dịch yếu sẽ không thể “đối phó” kịp thời khi vi khuẩn xâm nhập ồ ạt vào cổ họng, nhất là với những người nhiễm HIV. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm xảy ra và gây nên những triệu chứng như đau rát, nuốt vướng và khó chịu.

3. Triệu chứng của viêm họng

3.1 Triệu chứng của viêm họng cấp tính

– Đau và có cảm giác khô rát ở cổ họng.

– Có cảm giác khó chịu, nghẹn lại khi ăn uống.

– Amidan có dấu hiệu sưng đỏ.

– Nôn, buồn nôn và không muốn ăn uống.

– Giọng khàn đi, sổ mũi.

– Đau mỏi khắp cơ thể, đặc biệt là đau đầu.

– Có trường hợp sẽ bị sốt.

Tìm hiểu thêm: Viêm Amidan điều trị bằng cách nào? Viêm amidan khi nào nên cắt?

Viêm họng nên làm gì để nhanh khỏi?

Viêm họng khiến cổ họng bệnh nhân đau rát, nuốt khó khăn nên không muốn ăn uống gì

3.2 Triệu chứng viêm họng mạn tính

Ngoài những triệu chứng giống như dạng cấp tính, viêm họng mạn tính sẽ có thêm những triệu chứng đặc trưng như:

– Cổ họng tiết ra nhiều đờm.

– Có cảm giác ngứa họng.

– Ho và đua họng kéo dài.

– Nếu nguyên nhân viêm họng do trào ngược dạ dày, bạn sẽ có những triệu chứng đặc trưng như ợ hơi, đau nhức xương ức, buồn nôn…

4. Viêm họng nên làm gì?

Vậy viêm họng nên làm gì? Tuỳ vào mức độ bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau. Khi ở mức độ cấp tính, bệnh nhân có thể tự điều trị ở nhà. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh nhân nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng kháng sinh hay áp dụng những phương pháp điều trị khác.

4.1 Tự điều trị tại nhà

Có rất nhiều phương pháp tự điều trị viêm họng tại nhà, có thể kể đến như:

– Súc miệng với nước ấm

Khi cảm giác đau rát họng xuất hiện, bạn nên súc miệng mỗi giờ 1 lần với nước muối ấm. Triệu chứng viêm họng dần dần sẽ thuyên giảm.

– Kết hợp mật ong, chanh và nước ấm

Pha 1 cốc nước ấm với một ít nước cốt chanh, 1 thìa cà phê mật ong và uống đều đặn vào mỗi buổi sáng. Cần lưu ý không uống nước lạnh để tránh tổn thương cho niêm mạc họng.

– Mật ong và tỏi

Allicin trong tỏi được biết đến là chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn rất tốt. Để điều trị viêm họng, bạn cắt tỏi thành từng lát mỏng, ngâm với mật ong trong khoảng 3 – 5 phút sau đó ngậm tỏi trong miệng cho đến khi không cảm nhận được mùi tỏi nữa thì nhả hoặc nuốt lát tỏi đó.

Sự kết hợp giữa mật ong và tỏi được coi là "tiên dược" để điều trị viêm họng

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh polyp mũi

Sự kết hợp giữa mật ong và tỏi được coi là “tiên dược” để điều trị viêm họng

– Gừng

Hãy trộn một thìa nước gừng với một thìa mật ong, Sau đó uống hỗn hợp đó rồi uống 1 cốc sữa nóng. Các triệu chứng ho và vấn đề về họng sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

4.2 Điều trị bằng kháng sinh

Nếu diễn tiến bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến thăm khám và có thể được bác sĩ kê đơn thuốc dùng kháng sinh. Trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh thường bị viêm họng do nhiễm vi khuẩn.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã mang đến những thông tin chi tiết xoay quanh câu hỏi “Viêm họng nên làm gì?”. Cần lưu ý nếu có triệu chứng đau họng, khàn tiếng kéo dài khiến đau đớn và khó thở, xuất hiện máu trong nước bọt hay sốt cao trên 39 độ C thì phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *