Lẹo là một bệnh lý về mắt vô cùng phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm nhưng lẹo mắt vẫn đem đến cho người bệnh nhiều phiền toái khó lòng chịu đựng nổi. Bài viết này chia sẻ với bạn thông tin tổng quan cũng như thông tin về thuốc trị lẹo mắt. Đọc ngay để biết phải làm gì khi lẹo ghé thăm bạn nhé!
Bạn đang đọc: Điểm danh 3 loại thuốc trị lẹo mắt hiệu quả nhất 2022
1. Tổng quan về lẹo mắt:
1.1. Nhận biết lẹo mắt:
Lẹo là một u nhỏ màu đỏ nằm ở mi mắt, chứa mủ và tế bào viêm, sinh ra do tuyến bã nhờn hoặc nang lông mi bị nhiễm trùng tụ cầu. Lẹo ở mi trên gọi là lẹo mi trên, ở mi dưới gọi là lẹo mi dưới. Chúng cũng có thể mọc ở bên ngoài (phổ biến hơn) hoặc bên trong mi mắt. Trường hợp lẹo mọc bên trong, nguyên nhân gây bệnh là nhiễm trùng tụ cầu tuyến dầu mô mí mắt.
Lẹo có thể dễ dàng nhận diện bằng mắt thường thông qua hình ảnh u nhỏ màu đỏ, ngoài ra khi bị lẹo, người bệnh sẽ: Sưng/chảy xệ mí mắt, đỏ mắt, chảy dịch mắt, đau đớn, bỏng rát mí mắt,…
Lẹo ở mi trên gọi là lẹo mi trên, ở mi dưới gọi là lẹo mi dưới
1.2. Nguyên nhân gây lẹo mắt
Theo thống kê, tụ cầu Staphylococcus là nguyên nhân gây ra 90 – 95% các ca lẹo mắt. 5 – 10% còn lại là do các vi khuẩn khác. Để mí mắt tiếp xúc với tay hoặc các dị vật khác là điều kiện giúp tụ khuẩn/vi khuẩn xâm nhập mí mắt. Ngoài ra, dưới đây là một số nguyên nhân khác, cũng làm tăng nguy cơ này:
– Viêm mí mắt
– Sốt/dị ứng
– Sử dụng mỹ phẩm hết hạn
– Không tẩy trang cẩn thận sau trang điểm
– Mụn trứng cá/viêm da tiết bã
– Dùng kính áp tròng sai cách
– Sử dụng đồ dùng cá nhân của người bị lẹo
2. Điều trị lẹo mắt:
Vì là tình trạng viêm cấp tính nên hầu hết lẹo mắt sẽ biến mất sau vài ngày mà chúng ta không cần làm gì cả. Tuy nhiên, chủ động thực hiện các hướng dẫn sau sẽ giúp tình trạng này sớm kết thúc hơn và ít tái phát hơn:
– Rửa sạch tay, rồi ngâm khăn sạch vào nước ấm và đắp lên lẹo. Thực hiện 5-10 phút/ngày.
– Xoa bóp nhẹ nhàng khu vực lẹo bằng đầu ngón tay đã được rửa sạch. Việc này sẽ giúp khai thông tuyến bã nhờn bị tắc.
– Giữ mặt và mắt luôn sạch sẽ.
– Tuyệt đối không trang điểm và sử dụng kính áp tròng.
– Không tự nặn lẹo, để tránh các khu vực khác bị lây nhiễm tụ khuẩn/vi khuẩn.
Đôi khi lẹo có thể phát triển tiêu cực. Những dấu hiệu nhận biết tình huống ấy là: Lẹo không tiêu biến hoặc có xu hướng lớn hơn sau vài ngày, mắt và mí mắt đau dữ dội, mí mắt sưng nề, đỏ ngầu, suy giảm thị lực. Lúc ấy, bạn phải đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để thăm khám với chuyên gia.
Tìm hiểu thêm: Ortho k lenses: Người phù hợp và không phù hợp để sử dụng
Nếu lẹo sưng ngày càng to, bạn phải đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay
Sau khi thăm khám, chuyên gia có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc trị lẹo mắt sau:
2.1. Tobrex:
Thành phần chính của Tobrex là kháng sinh Tobramycin – một loại kháng sinh Aminoglycosid phổ rộng, thường xuyên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt gây ra bởi tụ khuẩn/vi khuẩn. Tobrex an toàn và hiệu quả với cả trẻ nhỏ.
Liều dùng:
– Lẹo mắt vừa và nhẹ: 4 giờ/lần, mỗi lần 1 – 2 giọt
– Lẹo mắt nặng: 1 giờ/lần, mỗi lần 2 giọt. Giảm dần liều lượng sau khi bệnh lý được cải thiện. Dừng hẳn khi lẹo mắt tiêu biến hoàn toàn.
Lưu ý sử dụng:
– Chỉ sử dụng Tobrex khi bác sĩ chỉ định
– Một số tác dụng phụ của thuốc: Khó chịu ở mắt, xung huyết mắt
2.2. Cravit 5ml:
Có thành phần chính là Levofloxacin (thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng Fluoroquinolon), Cravit thường được chỉ định để xử lý: Lẹo, viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm kết mạc sụn mi, viêm giác mạc. Nó cũng được sử dụng như kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật mắt.
Liều dùng: Tùy biến theo tình trạng bệnh, thông thường là 3 lần/ngày, mỗi lần 1 giọt.
Lưu ý sử dụng:
– Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn và theo dõi sát sao của bác sĩ.
– Người bệnh lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc như viêm bờ mi, rối loạn giác mạc lan tỏa, viêm kết mạc,…
2.3. Rohto Antibacterial
Đây là thuốc trị lẹo mắt duy nhất phối hợp kháng viêm và kháng Histamin, bao gồm các thành phần chính là: Natri Sulfamethoxazol, Epsilon-aminocaproic Acid, Dikaliglycyrhizinat và Chlorpheniramine Maleate.
Liều dùng: 5 – 6 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 giọt.
Lưu ý sử dụng:
– Chỉ sử dụng khi thuốc được bác sĩ kê trong đơn.
– Chống chỉ định với người mẫn cảm với Sulfamid.
3. Phòng ngừa lẹo mắt:
Để phòng ngừa lẹo mắt, bạn cần chú ý:
– Hạn chế lấy tay sờ, chạm vào mắt.
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng/ dung dịch khử khuẩn.
– Nếu mắt ngứa do dị ứng, nên sử dụng thuốc ngay.
– Điều trị sớm và dứt điểm viêm bờ mi, mụn trứng cá, viêm da tiết bã nhờn,…
>>>>>Xem thêm: Biến chứng bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân nào?
Thường xuyên rửa tay với xà phòng/ dung dịch khử khuẩn để phòng ngừa lẹo mắt
Phía trên là thông tin một số loại thuốc trị lẹo mắt. Tuy nhiên, chúng chỉ là thông tin tham khảo, với mỗi tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Thu Cúc TCI chúc bạn luôn có một đôi mắt khỏe mạnh, sáng ngời. Nếu còn băn khoăn, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.