Có nên nhổ răng khôn không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Trên thực tế có nhiều người mọc răng khôn nhưng không phải nhổ, trong khi có nhiều người cần nhổ bỏ. Vậy răng không có nên nhổ hay không?
Bạn đang đọc: Có nên nhổ răng khôn không?
1.Tìm hiểu về răng khôn
Có nên nhổ răng khôn không là câu hỏi nhiều người băn khoăn
Hàm răng đầy đủ của mỗi người gồm 32 chiếc, trong đó có 4 răng khôn ở đầu cuối hàm trên và hàm dưới. Răng khôn còn được gọi là răng số 8, và chỉ mọc khi bước vào tuổi khôn lớn, trưởng thành, chính vì thế mà có tên gọi là răng khôn.
Tuy nhiên, do tính chất răng mọc muộn nên khi phát triển, răng khôn thường xảy ra tình trạng thiếu chỗ hoặc không còn khoảng không gian để “trồi lên” dẫn đến tình trạng răng bị mọc xiên, mọc ngang, mọc lệch. Song, không ít trường hợp răng khôn đủ không gian và phát triển hoàn toàn như những răng bình thường khác. Lúc này, răng khôn phát huy vai trò ăn nhai như răng hàm số 7 kế bên.
2. Dấu hiệu mọc răng khôn
Đến nha sĩ kiểm tra khi có biểu hiện mọc răng khôn
Răng khôn mọc khi cấu trúc lợi đã hoàn thiện và phát triển. Chính vì thế khi mọc răng khôn, bạn sẽ cảm thấy những dấu hiệu khác biệt như:
– Xuất hiện đau nhức vùng hàm: Cơn đau mọc răng xuất hiện khi mọc răng khôn và mức độ đau đớn sẽ tăng dần cho đến khi răng mọc hoàn chỉnh. Tuy nhiên với các răng khôn mọc lệch, sự đau đớn chỉ thuyên giảm khi chúng được nhổ bỏ.
– Nướu sưng tấy: Trong trường hợp răng khôn không có đủ không gian để mọc sẽ khiến nướu bị kích thích và sưng phồng, gây ra hiện tượng chảy máu ở chân răng , trong đó có răng hàm số 7.
– Khó há miệng: Các cơn đau kèm theo sưng phù lợi và các khu vực xung quanh khiến việc há miệng trở nên khó khăn.
– Sốt: Sốt là tình trạng có thể gặp khi mọc răng, đây là phản ứng của cơ thể cho thấy tại vị trí mọc răng có thể đang có tình trạng viêm.
Khi có những dấu hiệu trên, hãy kiểm tra vùng răng trong cùng của bạn vì đây là những dấu hiệu răng khôn bắt đầu mọc. Bạn nên đi thăm khám, kiểm tra sớm để có các biện pháp xử lý kịp thời nhất.
3. Có nên nhổ răng khôn không?
Có nên nhổ răng khôn không phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của răng khôn.
3.1. Các trường hợp cần nhổ bỏ răng khôn
Theo thống kê, có đến 85% số trường hợp mọc răng khôn cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ, chủ yếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Răng khôn mọc lệch ảnh hưởng tới răng bên cạnh và làm giảm chức năng ăn nhai.
– Răng khôn mọc lệch và hình thành các u nang răng xung quanh
– Răng khôn mọc lệch có xu hướng làm xô lệch cả hàm răng.
– Mô mềm sau chân răng tại khu vực răng khôn mọc có hiện tượng nhiễm trùng, sưng viêm.
– Răng khôn mọc đúng chỗ, mọc thẳng nhưng do không có răng đối xứng dẫn đến lệch khớp cắn và ảnh hưởng mô lợi hàm đối diện khiến viêm, sưng tấy.
Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, bạn cần đưa ra quyết định nhổ răng khôn sớm bởi khi phát triển quá mức, răng khôn rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm lợi trùm: Nguyên nhân do khi răng mọc lệch, thức ăn có cơ hội lưu lại giữa lợi và răng, là nguồn sống cho các vi khuẩn gây bệnh răng miệng phát triển, gây ra viêm nhiễm cho các răng xung quanh, bề mặt răng dễ bị sâu và tê buốt.
– Viêm nha chu: Viêm nha chu xảy ra khi răng khôn mọc thẳng song lại có hình dạng bất thường. Đây là yếu tố thuận lợi khiến thức ăn tích tụ ở kẽ răng khi không được vệ sinh cẩn thận, và là nguyên nhân gây viêm nha chu.
– Hàm răng mọc chen chúc
– Sâu răng: không chỉ sâu răng xung quanh răng số 8 mà sâu răng còn có thể lan sang răng hàm số 7, 6 nếu không được điều trị kịp thời.
– Viêm mô tế bào xung quanh răng khôn gây cứng hàm, bưng mủ chân răng, khó nhai nuốt,…
Tìm hiểu thêm: Răng cửa bị sâu: “Khắc tinh” của nụ cười rạng rỡ
Nhổ răng khôn hay không phụ thuộc vào tình trạng mọc của răng có gây ảnh hưởng sức khỏe hay không
3.2. Các trường hợp răng khôn không cần nhổ bỏ
Mặc dù phần lớn đều phải nhổ bỏ răng khôn, tuy nhiên một số trường hợp răng khôn không cần nhổ bỏ:
– Răng khôn mọc thẳng và hoàn toàn không ảnh hưởng tới các răng xung quanh và răng hàm trên.
– Răng không không có dấu hiệu bất thường nào về hình dạng, đủ không gian mọc.
Các trường hợp không được nhổ bỏ răng khôn gồm:
– Mẹ bầu đang mang thai hoặc cho con bú
– Người mắc các bệnh lý liên quan tới rối loạn đông máu, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tâm thần, tim mạch,..
Như vậy, liệu có nên nhổ răng khôn hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của răng khôn. Cách tốt nhất là thăm khám nha sĩ để có chẩn đoán và chỉ định chính xác nhất.
4. Lời khuyên ghi nhớ trước và sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là vô cùng cần thiết khi răng có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên việc nhổ răng khôn cần đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình nhổ cũng như sau nhổ răng.
4.1. Lời khuyên trước khi nhổ răng
Hãy tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ thăm khám và nhổ răng uy tín. Trang thiết bị nhổ răng cần đảm bảo yếu tố vô khuẩn cao nhất. Nha sĩ thực hiện cần có chuyên môn giỏi, đánh giá đúng tình trạng của răng: răng mọc mức độ xiên lệch như nào, có ảnh hưởng dây thần kinh hay không,…. và chuyên môn tốt để có thể xử lý những tình huống có thể xảy ra khi nhổ răng.
>>>>>Xem thêm: Bảng giá trồng răng implant mới nhất năm 2021
Lựa chọn địa chỉ uy tín khi thăm khám và nhổ răng
4.2. Lời khuyên về chăm sóc sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc như thế nào để chống nhiễm trùng, giảm đau là vô cùng quan trọng.
– Trong 60 giờ đầu, hãy ngậm bông gòn để cầm máu.
– Trong 24 giờ tiếp theo, cần tránh tiếp xúc mọi thứ tại vị trí nhổ răng.
– Trong tuần đầu nên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng, nguội. Tránh đồ ăn cay, chua, mặn, đồ uống có gas,…. bởi những đồ này đều không thuận lợi cho quá trình phục hồi.
Ngoài ra vấn đề vệ sinh răng miệng cần đặc biệt chú ý. Từ ngày thứ 2, khi chải răng cần tránh tác động tới vết thương. Tương tự khi súc miệng cần nhẹ nhàng, tránh sục quá mạnh. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết và cụ thể từ bác sĩ.
4.3. Cảnh giác với biến chứng có thể xảy ra
– Đau buốt kéo dài quá 4 ngày cần phải tới khám lại. Thông thường sau từ 2 – 3 ngày, triệu chứng đau buốt đã thuyên giảm.
-Chảy máu và không cầm máu. Sau khi nhổ răng, nếu vẫn xuất hiện tình trạng chảy máu cần thông báo với bác sĩ bởi khi chảy máu quá nhiều và lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
– Nhiễm trùng sau nhổ răng biểu hiện bằng việc hố nhổ răng có mủ vàng, xung quanh vị trí nhổ ê nhức, buốt. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể do quá trình nhổ răng yếu tố vô khuẩn không được đảm bảo, hoặc quá trình chăm sóc không đúng kỹ thuật. Nhiễm trùng ổ chân răng phải được xử lý ngay bởi nhiễm trùng này có thể gây ra nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
– Tổn thương dây thần kinh có thể gặp phải gây nên tình trạng ê ngứa ở lợi, môi, cằm,… và có thể xuất hiện những cơn đau xung quanh vùng nhổ răng và lan tới vùng hàm, thai dương.
Qua bài viết trên đây, hi vọng bạn sẽ có thêm những hiểu biết về răng khôn và trả lời được câu hỏi có nên nhổ răng khôn không.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.