Ho có đờm và kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh gì? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Bạn đang đọc: Ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh gì?
1. Tìm hiểu về tình trạng ho có đờm kéo dài
1.1 Khái niệm về tình trạng ho có đờm kéo dài
Ho là phản xạ thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp, ho có thể có đờm hoặc ho kèm khạc đờm. Có thể phân loại ho thành hai loại chính bao gồm: ho cấp tính và ho mạn tính, trong đó:
– Ho cấp tính là ho dưới 3 tuần
– Ho mạn tính là ho kéo dài trên 8 tuần
Đờm là dịch tiết ra từ đường hô hấp bao gồm: chất nhầy, bạch cầu, hồng cầu và những chất độc xâm hại đến đường hô hấp. Ho có đờm là tình trạng đường thở viêm, dịch nhầy cũng được tiết ra khiến cơ thể không đào thải xuống đường tiêu hóa. Đờm thường tích tụ trong họng khiến cổ họng bị kích thích dẫn tới ho. Ho có thể giúp đờm ra khỏi cơ thể một phần thông qua miệng và mũi.
Ho có đờm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trường hợp bị nhẹ có thể tự khỏi nhưng đôi khi có thể kéo dài dai dẳng dẫn tới khó điều trị và khó xác định nguyên nhân gây đờm để điều trị phù hợp. Tình trạng này kéo dài trở thành mạn tính và người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng về hệ hô hấp do đó người bệnh nên chủ động khám bệnh sớm, không nên chủ quan.
Ho có đờm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em
1.2 Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng ho có đờm kéo dài
Những nguyên nhân gây ho có đờm phổ biến bao gồm: viêm phế quản cấp tính, viêm phổi, abcess phổi.
Những nguyên nhân gây ho có đờm mạn tính thường gặp bao gồm: bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, dãn phế quản, ung thư phổi…
Bên cạnh đó, một số nhận dạng về màu sắc của đờm cũng có thể giúp người bệnh phát hiện nguyên nhân:
– Đờm nhày trong: bệnh hen, bệnh ung thư, bệnh lao phổi
– Đờm nhày kèm mủ: viêm phổi(đờm màu vàng: nhiễm tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus; đờm màu xanh: nhiểm trực khuẩn mủ xanh pseudomonas aeruginosa; đờm màu xám: nhiểm phế cầu streptococcus pneumoniae)
– Đờm bọt hồng: bệnh phù phổi cấp
2. Ho, có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh lý gì?
2.1. Ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh lý gì? – Bệnh cấp tính
Ho có đờm thường gặp trong các bệnh cấp tính như: cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amidan cấp hoặc viêm xoang cấp, viêm thanh, khí quản cấp.
Tìm hiểu thêm: Khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không?
Ho có đờm kéo dài cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả
2.2. Ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh gì? – Bệnh hô hấp dưới
Một số bệnh đường hô hấp dưới mạn tính gây ho, có đờm kéo dài như viêm phế quản mạn tính. Bệnh viêm phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Đờm thường có màu trắng đục, về sau có màu vàng; đờm nhầy hoặc nhầy mủ trong đợt cấp.
2.3. Ho có đờm kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? – Bệnh giãn phế quản
Một trong số những bệnh gây ho và có đờm kéo dài lâu ngày. Đây là bệnh do hậu quả gây ra bởi các bệnh viêm phế quản cấp, mạn tính điều trị không dứt điểm. Bệnh ho kéo dài, xuất tiết nhiều nhất là ban đêm bởi vì khi nằm nhiều các chất xuất tiết (đờm) càng ứ đọng càng gây ho. Bệnh giãn phế quản gây ho nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, đờm màu trắng đục như mủ thường đóng thành khuôn.
2.4. Ho có đờm kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? – Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Một loại bệnh gây ho và có nhiều đờm kéo dài là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bệnh nhân thường ho khạc đờm có màu trắng, thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, làm việc lâu ngày ở môi trường độc hại.
2.5. Ho có đờm kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? – Bệnh lao phổi, áp xe phổi
Đa số bệnh lao phổi thường gây ho, khạc đờm màu trắng đục như: sữa hay nước vo gạo, đôi khi lẫn máu đỏ tươi. Ngoài ra có thể gặp bệnh ho và có đờm kéo dài như bệnh ápxe phổi. Khi bị ápxe phổi, nếu ho mạnh có thể gây ọc mủ và thường xuất hiện từng đợt.
2. Lời khuyên của chuyên gia cho tình trạng này
Khi nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp nhất là có ho và đờm kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám bệnh, không nên chủ quan xem thường dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Hen suyễn triệu chứng cảnh báo cần biết
Khi nghi ngờ có những dấu hiệu về bệnh hô hấp thì cần đến các cơ sở y tế thăm khám sớm
Dựa vào kết quả thăm khám bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị đúng, tích cực để bệnh chóng khỏi. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và không nên tự mua thuốc để điều trị nếu không có chuyên môn về y học. Khi được chẩn đoán đúng cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình (đơn thuốc) hoặc dùng thuốc (nếu nằm điều trị nội trú bệnh viện).
Ngoài việc dùng thuốc, người cao tuổi cần vận động cơ thể đều đặn hàng ngày với những phương pháp phù hợp.
Để cho bộ máy hô hấp hoạt động tốt, hàng ngày nên tập thở, hít sâu, thở ra đều đặn.
Người bệnh không nên hút thuốc, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, môi trường sống càng ít bị ô nhiễm càng tốt nhất là bụi, khói.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.