Hôi miệng nặng không chỉ gây cho người bệnh cảm giác lo lắng, khó chịu, tự ti mà còn gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Tuy nhiên, hôi miệng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn biết chính xác nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hôi miệng nặng: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng nặng là gì?
Hôi miệng là tình trạng mà hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng tới người xung quanh khi giao tiếp. Bệnh gặp ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Đây là bệnh lý phổ biến đứng thứ 3 trong số các bệnh về Nha khoa, chỉ sau sâu răng và viêm nha chu. Theo thống kê có khoảng 25% dân số mắc các chứng hôi miệng với những biểu hiện và mức độ khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng nặng mặc dù người bệnh đã thường xuyên vệ sinh, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà bạn cần lưu ý:
1.1 Sử dụng thức ăn, thực phẩm gây hôi miệng nặng
Đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời, tuy nhiên, nếu để lâu dài thì nó có thể dẫn tới tình trạng hôi miệng nặng và kéo dài. Các loại thức ăn gây hôi miệng có thể kể đến như: hành, tỏi, rượu, thuốc lá, các loại thức ăn nhiều đường và protein…
Sự phân hủy thức ăn trong khoang miệng là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt là các thức ăn có nhiều tinh dầu hành và tỏi…
1.2 Khô miệng, giảm tiết nước bọt
Tình trạng miệng khô cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hơi thở có mùi hôi. Việc tiết nước bọt sẽ khiến cho khoang miệng sạch và tránh khô miệng. Tiết nước bọt giảm sẽ dẫn đến hiện tượng miệng hôi, đặc biệt là sáng sớm sau khi thức dậy.
Hôi miệng là tình trạng mà hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng tới người xung quanh khi giao tiếp.
1.3 Hôi miệng nặng do vệ sinh răng miệng kém
Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là nguyên nhân gây hôi miệng. Những mẩu thức ăn này mắc lại trên kẽ răng sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển và tiết ra các hợp chất có tên là sulphur gây có mùi rất khó chịu.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh về nha chu, sâu răng, viêm nướu cũng là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Đặc biệt, những người sử dụng răng giả hay các dụng cụ chỉnh nha khác cũng có thể gây hôi miệng do thức ăn còn sót lại, khiến vi khuẩn xâm nhập.
1.4 Hôi miệng do sử dụng thuốc lá, thuốc lào
Những người hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên sẽ dẫn đến khô miệng và có mùi khó chịu. Việc hút thuốc lá cũng sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về nha chu, làm tăng khả năng hôi miệng.
Người bị viêm mũi, viêm họng
– Những bệnh lý nhiễm trùng ở mũi như viêm xoang là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng.
– Những người bị nhiễm trùng đường hô hấp
– Dị tật ở khoang miệng như: hở hàm ếch cũng sẽ tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển và khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, gây hôi miệng.
– Trẻ nhỏ cũng sẽ là đối tượng bị hôi miệng nếu có dị tật ở đường thở. Đó có thể là mảnh đồ chơi, thức ăn kẹt ở mũi. Nếu những dị vật này không được lấy ra kịp thời không chỉ gây tình trạng nghiêm trọng về hơi thở mà còn gây cản trở đến đường thở của trẻ.
1.5 Những người mắc một số bệnh lý khác
Theo thống kê có đến 10% những trường hợp hôi miệng nặng không phải do nguyên nhân từ miệng mà do từ những bệnh lý khác như: ung thư, rối loạn chuyển hóa. Đây là những bệnh có thể sản sinh ra các mùi đặc trưng từ đó dẫn đến tình trạng hôi miệng.
– Bệnh tiểu đường, suy thận, suy gan là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi tanh.
– Trào ngược dạ dày thực quản.
– Bên cạnh đó, việc người bệnh sử dụng các sản phẩm thuốc điều trị cao huyết áp, tâm thần, tiết niệu cũng có thể gián tiếp gây ra tình trạng hôi miệng hoặc làm tình trạng này trở nên nặng nề hơn. Nguyên nhân được cho là chúng làm miệng trở nên khô và sự chuyển hóa trong cơ thể tạo thành các hợp chất gây có mùi khó chịu.
Những người hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên sẽ dẫn đến khô miệng và có mùi khó chịu
2. Những cách kiểm chứng hôi miệng đơn giản
Để kiểm tra bản thân có bị hôi miệng nặng hay không, bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
– Sử dụng chỉ nha khoa và ngửi mùi chỉ nha khoa sau khi đã dùng.
– Bịt mũi và thở bằng miệng, sau đó nhờ người đối diện kiểm chứng hơi thở trong vòng 1 phút. Sau đó, bạn có thể đổi ngược lại là bịt miệng và thở ra bằng mũi và kiểm chứng.
– Úp bàn tay vào miệng rồi thở mạnh ra, sau đó tự cảm nhận hơi thở của mình.
– Làm sạch vùng cổ tay và liếm nhẹ sau đó ngửi xem có mùi khó chịu hay không. Chú ý nên để nước bọt khô đi một chút rồi mới nên ngửi thử.
– Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đo nồng độ hôi miệng bằng Halimeter, Halitest.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các các cách phòng bệnh ung thư gan cần biết
Bạn cũng có thể đo nồng độ hôi miệng bằng Halimeter, Halitest.
3. Cách điều trị bệnh hôi miệng nặng hiệu quả
Bệnh hôi miệng không khó để điều trị nếu bạn biết chính xác nguyên nhân và từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Tùy vào nguyên nhân hôi miệng mà sẽ có phương điều trị cụ thể như sau:
– Điều trị hôi miệng mà nguyên nhân đến từ răng miệng: Bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn; điều trị sâu răng và viêm nướu, các bệnh lý trong khoang miệng; giữ miệng luôn ẩm bằng cách uống đủ nước, nếu lưỡi đóng bựa bạn cần rơ lưỡi nhưng tránh để lưỡi bị thương, nếu mang răng giả cần phải vệ sinh răng giả đúng cách.
– Điều trị dứt điểm các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm họng hạt, cắt amidan là cắt điều trị hôi miệng hiệu quả, lâu dài.
– Điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm đường túi mật, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…
– Người bệnh cần tránh các thực phẩm có mùi hôi khó chịu như: hành, tỏi, măng… Nên ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế thịt và các chất bép, hạn chế uống bia rượu, thuốc lá…
– Thường xuyên súc miệng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
– Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ khám nha khoa đều đặn ít nhất 6 tháng 1 lần để được lấy cao răng và kiểm tra răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Dành cho phụ huynh đang tìm kiếm nơi khám răng cho bé ở đâu
Để điều trị hôi miệng nặng người bệnh cần tuân thủ khám nha khoa đều đặn ít nhất 6 tháng 1 lần để được lấy cao răng và kiểm tra răng miệng.
Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân của hôi miệng nặng và từ đó bỏ túi cho mình được những phương pháp điều trị hiệu quả. Hôi miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho đời sống sinh hoạt cũng như những người xung quanh bị ảnh hưởng, khiến bạn cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Do đó, khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn cần chủ động thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.