Ung thư tụy di căn gan là khi bệnh đã ở giai đoạn IV với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các bác sĩ đã có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị cho cho giai đoạn này với mục tiêu kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bạn đang đọc: Hiểu biết cơ bản về ung thư tụy di căn gan
1. Những thắc mắc thường gặp về ung thư tụy di căn gan
Ung thư được nhận định là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, khi ung thư tiến triển tới giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) thì mức độ nguy hiểm còn tăng cao hơn theo cấp số nhân.
1.1. Ung thư tụy di căn gan nguy hiểm thế nào?
Ung thư tụy là dạng ung thư ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Bệnh lý này có mức tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ dưới 10%. Nguyên nhân của vấn đề này là do bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã phát triển nặng, có di căn xa tới các cơ quan khác như gan, phổi, màng bụng…
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh ung thư tụy tuy chỉ xếp hạng 14 về tỷ lệ mắc bệnh so với các bệnh ung thư khác, nhưng ung thư tuyến tụy lại đứng thứ 7 về số lượng người bệnh tử vong. Dữ liệu này phần nào cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư tụy nói chung.
1.2. Ung thư tụy di căn gan có chữa được không?
Ở giai đoạn 4, tức là khi ung thư tụy đã di căn thì việc điều trị chỉ có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Sau khi điều trị bằng phẫu thuật, bệnh nhân thường chỉ sống được khoảng 2-3 năm và tỷ lệ tái phát cũng khá lớn. Trong một số trường hợp bệnh nhân giai đoạn cuối không thể can thiệp điều trị thì thời gian sống được dự đoán là dưới 1 năm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy mức độ nguy hiểm của ung thư tụy nói chung. Do đó, việc giảm thiểu ảnh hưởng của ung thư tụy tới con người chủ yếu phụ thuộc vào việc tầm soát sớm để phát hiện bệnh kịp thời và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Việc điều trị ung thư tụy khi đã di căn rất khó khăn
2. Tầm soát sớm – Chìa khóa phòng tránh nguy cơ ung thư tụy
Tầm soát ung thư là các biện pháp, thủ thuật được thực hiện nhằm phát hiện những tế bào có biểu hiện ác tính. Việc thực hiện tầm soát sớm giúp phát hiện bệnh kịp thời và tăng cơ hội điều trị ung thư.
2.1. Đối tượng nên khám chẩn đoán ung thư tụy sớm
Những đối tượng có yếu tố nguy cơ dưới đây nên thực hiện tầm soát ung thư tụy sớm:
– Gia đình có tiền sử người mắc bệnh ung thư, viêm tụy mạn tính.
– Nghiện hút thuốc: Thuốc lá là một trong những yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy.
– Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Một chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo… sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư nói chung.
– Thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn 20% so với những người bình thường.
– Người bị bệnh đái tháo đường: Ung thư tụy gây ra bệnh đái tháo đường ở 25 – 50% bệnh nhân. Nhưng bệnh đái tháo đường cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tụy, khoảng 25% bệnh nhân khởi phát bệnh đái tháo đường trước khi phát hiện ung thư tụy.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác như giới tính (nam giới có nguy cơ mắc ung thư cao hơn nữ giới từ 1,5 – 2 lần), nhóm máu (nhóm máu A – B dễ mắc ung thư tụy hơn), độ tuổi (nam giới trên 45 là đối tượng dễ bị ung thư tuyến tụy).
Tìm hiểu thêm: Khắc phục tình trạng ê buốt răng hiệu quả
Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư
2.2. Một số phương pháp tầm soát ung thư tụy
Với ung thư tụy, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp tầm soát sớm sau:
– Xét nghiệm máu nhận diện khối u: Chất chỉ điểm khối u được dùng để tầm soát ung thư tụy là CA19-9.
– Siêu âm nội soi: Đây là phương pháp tích hợp ưu điểm của siêu âm và nội soi. Với phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp hình ảnh tổn thương, xác định tổn thương xuất phát từ lớp nào, có xâm lấn hay chưa…
– Nội soi đường mật ngược dòng: Phương pháp này sử dụng ống nội soi mềm đưa qua miệng, tiếp cận gần tuyến tụy để quan sát hình ảnh của tổn thương
– Sinh thiết kim qua da: Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng cây kim để để hút dịch khối u và các tế bào. Mẫu bệnh phẩm này sẽ dùng để kiểm tra, xét nghiệm nhằm xác định chính xác tổn thương.
– Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Phương pháp sẽ giúp các bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong của các cơ quan trên cơ thể.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI giúp chẩn đoán khối u tuỵ và có giá trị sàng lọc ung thư thứ phát tại gan, phổi, ổ bụng.
>>>>>Xem thêm: Sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu
Chụp MRI có hiệu quả trong tầm soát ung thư
Trên đây là một số thông tin cơ bản về ung thư tụy, hy vọng sau bài viết này, bạn đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh nguy hiểm này. Đồng thời, hãy chủ động thực hiện khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.