Hầu hết tất cả những người mới niềng răng đều lo lắng, không biết niềng răng nên ăn gì và nên kiêng ăn gì để duy trì ổn định lực kéo của những mắc cài, cũng như không ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha. Cùng đi tìm những đáp án chính xác trong bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Người mới niềng răng nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?
1. Đặc điểm của người mới niềng răng
Sau khi chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng, răng và hàm sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Đồng thời, các bộ phận như má, môi, lưỡi hay nướu đều chưa kịp “thích nghi” với những mắc cài và dây cung. Bởi sự xuất hiện của chúng khiến các bộ phận kia cảm thấy khó chịu, vướng víu, cộm…
Đặc biệt, những ngày đầu, khi chưa quen với lực kéo của dây cung, chủ nhân còn có thể bị đau âm ỉ. Tuỳ vào cơ địa cũng như khả năng chịu đau của từng người mà có người thấy đau nhẹ, hết đau nhanh. Ngược lại, không ít người cảm thấy mất ăn mất ngủ vì bị cơn đau hành hạ trong nhiều ngày.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy quen dần với sự hiện diện của “cặp đôi” dây cung và mắc cài. Khi đó, cảm giác đau nhức sẽ dần biến mất, việc giao tiếp và ăn nhai cũng dễ dàng hơn.
Do đó, không chỉ cần quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng như thế nào mà thực đơn ăn uống cũng cần được chú ý để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
Sau khi chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng, răng và hàm sẽ trở nên yếu hơn bình thường.
2. Sau khi niềng răng nên ăn gì?
Ở tuần đầu tiên sau khi thực hiện niềng răng và khoảng 2 đến 3 ngày sau mỗi đợt tái khám, xiết răng thì răng sẽ phải chịu một lực tác động rất mạnh. Đó là lí do vì sao người bệnh cảm thấy đau nhức, căng tức và khó chịu. Vì thế, thực đơn cho những người mới niềng răng nên ưu tiên các yếu tố như: lỏng, mềm, ít mảnh vụn và đặc biệt là phải đủ chất.
Những người niềng răng có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
2.1. Chọn các món mềm, lỏng nếu không biết sau khi niềng răng nên ăn gì
Các món mềm, lỏng sẽ giúp giảm áp lực lên hàm răng và hạn chế miệng hoạt động do không cần phải nhai. Từ đó sẽ vừa giúp giảm đau, vừa không gây ảnh hưởng đến các mắc cài.
Một số loại thực phẩm mềm mà các bạn có thể tham khảo bao gồm: cháo, súp, nước dùng, thức ăn nấu kỹ, khoai tây nghiền, sinh tố trái cây…
Nếu không biết sau khi niềng răng nên ăn gì thì nên chọn các món mềm, lỏng, vừa giúp giảm đau, vừa không gây ảnh hưởng đến các mắc cài.
2.2. Niềng răng nên ăn gì – Các thực phẩm bổ sung dưỡng chất
Khi phải chịu những cơn đau nhức, con người thường có tâm lý chán nản, bỏ bữa. Nếu tình trạng này kéo dài, các bạn rất dễ rơi vào tình trạng thiếu chất, suy nhược cơ thể. Do đó, ngoài việc bổ sung thức ăn mềm thì bạn cũng cần đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ chất.
Một số lựa chọn cho các bạn sau khi niềng răng như:
– Các sản phẩm từ sữa như: phô mai, bơ, sữa và sữa chua…
– Các món từ trứng giúp bổ sung vitamin D, rất có lợi cho răng miệng.
– Các món thịt ninh nhừ như thịt viên, thịt kho, thịt hầm…
2.3. Niềng răng nên bổ sung vitamin như thế nào?
Những mắc cài khi cọ vào lợi, mặt trong của môi, má… rất dễ gây xước, tạo vết thương hở. Đồng thời, khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cũng khó hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
Bạn nên bổ sung thêm một vài loại trái cây và rau củ phù hợp:
– Nước ép rau củ hoặc nước ép trái cây
– Các loại rau có màu xanh đậm, giàu chất xơ và các chất chống oxy hoá như: súp lơ, cải xanh, rau chân vịt…
– Trái cây tốt cho răng miệng nhe: Táo, chuối, cam, bưởi…
Tìm hiểu thêm: 5 dấu hiệu ung thư trực tràng bạn cần biết
Bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
3. Nên kiêng những loại thực phẩm nào sau khi niềng răng?
Những thực phẩm sau có thể đem lại cảm giác ngon miệng nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sự thành công của quá trình chỉnh nha. Do đó, các bạn hãy tuyệt đối tránh xa:
3.1. Các loại thực phẩm cứng
Khi ăn phải các đồ cứng như kẹo, kem, đá, xương… răng và hàm phải vận động nhiều, gây cảm giác đau nhức. Đồng thời, tác động của những loại đồ ăn cứng cũng lên bề mặt răng, vị trí mắc cài và dây cũng cũng không nhỏ. Nhiều trường hợp do ăn đồ cứng khi niềng răng đã bị đứt hoặc bung khay niềng ra khỏi răng.
Tác động của những loại đồ ăn cứng cũng lên bề mặt răng, vị trí mắc cài và dây cũng cũng không nhỏ.
3.2. Các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Thực tế, nhiệt độ của thức ăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến lớp men răng. Bên cạnh đó, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều gây ảnh hưởng tới mắc cài và dây cùng, gây ra hiện tượng giãn nở hoặc co lại.
3.3. Các loại thức ăn có tính dẻo dính
Bánh dày, xôi chiên, bánh nếp, kẹo dẻo… là kẻ thù hàng đầu của những người niềng răng. Vì khi ăn những món này, nguy cơ đồ ăn bị dính lại tại các mắc cài là điều không tránh khỏi. Thậm chí, nhiều trường hợp mắc cài còn dính vào thức ăn và dễ dàng bung ra khỏi mặt răng.
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn ở đâu uy tín và an toàn?
Kẹo dẻo chính là kẻ thù hàng đầu của những người niềng răng.
3.4. Các loại thực phẩm giòn, nhiều vụn
Những người niềng răng cũng nên kiêng những món như bánh mì, bỏng ngô, bánh quy, bim bim… Những món này không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn không tốt cho người mới niềng răng. Bởi lẽ đây là những món ăn có nhiều vụn. Khi vụn những món này bị “kẹt” lại ở các mắc cài, vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến các bệnh răng miệng.
Có thể nói, để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, thành công và nhanh chóng thì việc ăn gì hay không nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng. Do đó, các bạn hãy cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc nhai chậm, ăn chậm và vệ sinh răng miệng đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày cũng góp phần giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.