Bệnh học tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất và có nguy cơ tử vong cao, nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu bệnh học tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh học tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ

1. Bệnh học tai biến mạch máu não là gì?

Nhắc đến tai biến mạch máu não không phải ai cũng biết đây chính là bệnh đột quỵ. Tên gọi bệnh học tai biến mạch máu não chỉ cụ thể đây là bệnh lý xảy ra ở não bộ (hệ thần kinh trung ương), cụ thể là mạch máu não. Còn gọi đột quỵ phần nào cho biết mức độ khẩn cấp (sự nguy hiểm) của căn bệnh này.

Tai biến mạch máu não thực chất là tình trạng dòng máu lưu đến một khu vực não của não bị gián đoạn, tắc nghẽn đột ngột do cục máu đông hoặc bị nứt/vỡ gây chảy máu não.

Chính vì vậy, có hai loại đột quỵ (tai biến mạch máu não) là đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não) và đột quỵ xuất huyết não (chảy máu não).

Tại Việt Nam hiện nay, tai biến mạch máu não được xem là yếu tố nguy cơ gây tử vong cao hàng thứ 2 chỉ xếp sau bệnh tim mạch(theo thống kê hàng năm của WHO). Đặc biệt, tỉ lệ người bị tai biến mạch máu não đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ người trẻ bị tai biến mạch máu não chiếm khoảng 25% các ca đột quỵ, tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.

“Thời gian là não” – người bệnh tai biến mạch máu não cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề như: liệt nửa người, mất trí nhớ, mất khả năng nói chuyện, rối loạn thị giác, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong. Vì vậy, việc nhận biết và trị bệnh tai biến kịp thời là vô cùng quan trọng để tăng cơ hội hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng.

Bệnh học tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) gồm hai dạng là chảy máu não (đột quỵ xuất huyết não) và nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não).

2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tai biến mạch máu não

2.1 Bệnh học tai biến mạch máu não do bệnh lý

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 80% các trường hợp tai biến có liên quan đến người cao huyết áp. Người bị cao huyết áp thường có nguy cơ mắc tai biến cao gấp 3-4 lần người có chỉ số huyết áp ở mức bình thường.

Đối với người bệnh cao huyết áp, sự gia tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch khiến cho thành mạch bị giãn dần và tích tụ tổn thương. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ có cơ chế tự vá lại,từ đó dẫn đến hình thành các cục máu đông. Nếu áp lực máu quá mạch có thể cản trở lưu thông dòng máu và gây tai biến nhồi máu não.

Tìm hiểu thêm: Khám tim mạch theo yêu cầu ở đâu uy tín, hiệu quả?

Bệnh học tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tai biến mạch máu não.

Xơ vữa động mạch

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu hiện nay gây ra các vấn đề, bệnh lý tim mạch, thiếu máu não. Xơ vữa động mạch khiến động mạch bị xơ cứng và diện tích lòng mạch bị thu nhỏ hơn bình thường do các mảng bám như chất béo và mỡ máu tích tụ trên thành mạch. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng máu ùn ứ, tắc lại thành những cục máu đông. Các huyết khối sau đó có thể chạy dần lên não gây tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu não cục bộ.

Đái tháo đường

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tai biến mạch máu não đó là do bệnh đái tháo đường. Hầu hết người mắc đái tháo đường thường kết hợp với rối loạn mỡ máu, lượng cholesterol có hại trong máu vượt mức cho phép sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ tai biến mạch máu não ở người bệnh tiểu đường cũng tăng cao nếu người bệnh không được kiểm soát và điều trị kịp thời.

Dị dạng mạch máu não

Mạch máu não không phải lúc nào cũng bình thường, một số trường hợp xuất hiện bất thường trong cấu trúc mạch máu. Chẳng hạn như có người khi sinh ra đã có thành mạch máu mỏng, quá trình bơm máu liên tục lâu ngày dễ hình thành túi phình mạch máu, khi túi phình to có nguy cơ vỡ ra gây chảy máu não (đột quỵ xuất huyết não).

Bệnh thường tiến triển một cách âm thầm, mạch máu dị dạng sẽ ngày càng giãn ra và yếu đi theo thời gian, khi có các tác động từ bên ngoài như chấn thương vùng đầu, căng thẳng, stress, huyết áp tăng cao đột ngột dễ dẫn đến căng tức và vỡ mạch, gây xuất huyết não.

Bệnh học tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ sơ cứu như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Người có túi phình mạch máu não có nguy cơ vỡ gây chảy máu não, cần theo dõi thường xuyên để xử trí kịp thời hiệu quả.

Các bệnh lý về tim

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các vấn đề, bệnh lý về tim như rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ, u nhầy nhĩ trái, thông liên nhĩ,… đây là những yếu tố nguy cơ cao hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu lên não, gây đột quỵ nhồi máu não.

Ngoài ra những thuốc điều trị tim mạch như thuốc chống đông kháng vitamin K, có tác dụng làm giảm khả năng đông máu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai biến.

Ngoài những bệnh lý kể trên,tai biến mạch máu não cũng có nguy cơ cao ở một số người có các bệnh như: giảm huyết áp (huyết áp tụt đột ngột hơn 40mmHg), viêm tắc tĩnh mạch, u não, viêm động mạch, dị dạng động mạch cảnh, thoái hóa mạch máu não, bệnh máu khó đông,…

2.2. Bệnh học tai biến mạch máu não do các yếu tố khác

– Hút thuốc lá, nghiện rượu bia là những yếu tố nguy cơ dễ làm xơ vữa động mạch, tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch, được xem là một tác nhân quan trọng dẫn đến tai biến mạch máu não.

– Thói quen sinh hoạt xấu như chế độ ăn không hợp lý (ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,..), hoạt động thể lực quá mức hoặc lười vận động, bị stress tâm lý, các cơn nghiện cấp tính.

– Lạm dụng thuốc tránh thai chứa nhiều estrogen sẽ dễ hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu não.

– Nam giới và phụ nữ khi bước qua tuổi trung niên

– Di truyền: tiền sử gia đình có người bị tai biến hoặc dị dạng mạch máu não.

– Người bị bệnh trầm cảm là đối tượng có thể gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *