Ung thư tụy giai đoạn cuối còn gọi là giai đoạn xâm lấn, đây là thời điểm các tế bào ung thư đã bắt đầu lan sang những cơ quan lân cận. Trong đó, phổi là một trong những bộ phận mà các tế bào ung thư tụy thường xâm lấn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ung thư tụy di căn phổi.
Bạn đang đọc: Ung thư tụy di căn phổi và những điều cần biết
1. Thông tin cơ bản về ung thư tụy di căn phổi
Ung thư tụy mặc dù không quá phổ biến như lại được gọi là “ung thư tử thần” do tỷ lệ tử vong cao.
1.1. Nguyên nhân khiến ung thư tụy di căn phổi trở nên nguy hiểm
Bệnh ung thư tụy thường chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn trễ, tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan như gan, phổi, màng bụng… Nguyên nhân của vấn đề này trước tiên phải kể tới vị trí của tuyến tụy nằm phía sau dạ dày. Điều này khiến người bệnh khó có thể quan sát hoặc cảm nhận các khối u, hạch hay những dấu hiệu bất thường ở tuyến tụy.
Bên cạnh đó, các triệu chứng của ung thư tụy rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Một số biểu hiện lâm sàng của ung thư tuyến tụy như: đau bụng, buồn nôn, sút cân, ăn không ngon miệng, người mệt mỏi… Vì thế, người bệnh thường có xu hướng chủ quan không đi thăm khám sớm, khiến bệnh có cơ hội phát triển và diễn tiến nặng hơn. Khi ung thư tuyến tụy phát triển sẽ gây chèn ép đường mật, gây tắc ống mật khiến gan bị ứ mật và suy gan.
1.2. Ung thư tụy di căn phổi có chữa được không?
Việc phẫu thuật để điều trị ung thư tụy cũng rất phức tạp, phải cắt bỏ rất nhiều cơ quan trong ổ bụng khiến chất lượng sống bị suy giảm đáng kể. Và ngay cả khi ca mổ thành công thì tỷ lệ sống cũng khá thấp. Theo thống kê, chỉ khoảng 5% bệnh nhân đã phẫu thuật điều trị ung thư tụy có thể sống tiếp sau 5 năm. Trong khi đó, bệnh nhân ung thư tuyến tụy không thể thực hiện phẫu thuật sẽ có tỷ lệ tử vong gần 70% trong những năm đầu sau khi phát hiện bệnh.
Đặc biệt, ở giai đoạn 4 tức là giai đoạn di căn, bệnh nhân hầu như không thể phẫu thuật và việc điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, giải quyết các biến cố do tình trạng tắc mạch tuyến tụy gây ra.
Tụy có vị trí nằm khuất sau dạ dày, khiến bệnh trở nên khó phát hiện hơn
2. Tầm soát sớm ung thư tụy và những điều cần lưu ý
Vì tính chất nguy hiểm của ung thư tụy nên vai trò của việc tầm soát ung thư sớm càng trở nên quan trọng. Thông qua việc sàng lọc ung thư sớm, chúng ta có thể phát hiện bệnh kịp thời và điều trị bệnh hiệu quả.
2.1. Đối tượng nào nên khám sàng lọc ung thư tụy sớm?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được chính xác nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra dạng ung thư này đã được xác định:
– Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình: Các đột biến gene có thể dẫn tới sự mất kiểm soát trong quá trình phân chia của tế bào tuyến tụy, từ đó gây nên ung thư. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng đột biến gene có thể di truyền qua các thế hệ. Và trên thực tế, khoảng 5-10% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư, viêm tụy mạn tính.
– Yếu tố tuổi tác: Cũng như nhiều loại bệnh lý khác, ung thư thường xảy ra ở những người cao tuổi. Theo thống kê, hơn 50% số ca ung thư biểu mô tuyến tụy được bắt gặp ở những người trên 70 tuổi, trong khi đó bệnh này lại hiếm khi xảy ra trước tuổi 40.
– Yếu tố độc hại từ môi trường: Những người hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn khoảng 20-30% so với người bình thường. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xăng dầu, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… cũng có khả năng gây ung thư tụy.
– Yếu tố giới tính: Ung thư tụy phổ biến ở nam giới, nguyên nhân được phỏng đoán là do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ.
– Bệnh đái tháo đường: Khi gặp vấn đề về tuyến tụy, chức năng chuyển hóa glucose trong cơ thể sẽ bị rối loạn, dẫn tới tình trạng đái tháo đường. Có khoảng 25% bệnh nhân mắc ung thư tụy có khởi phát bệnh đái tháo đường trước khi phát hiện ung thư.
Tìm hiểu thêm: Nội soi thực quản là gì?
Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị ung thư tụy
2.2. Các phương pháp thường sử dụng để tầm soát ung thư tụy
Với ung thư tụy, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp tầm soát sớm sau:
– Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u: Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản, tương tự quy trình xét nghiệm máu thông thường. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này không cao nên thường được kết hợp với các phương pháp khác để có thể củng cố kết luận về bệnh. Đặc biệt, xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến hơn trong giai đoạn điều trị để kiểm tra khả năng đáp ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị.
– Siêu âm nội soi: Phương pháp tích hợp ưu điểm của 2 phương pháp siêu âm và nội soi. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp hình ảnh tổn thương và xác định được giai đoạn xâm lấn của ung thư.
– Sinh thiết qua da: Sinh thiết được đánh giá là phương pháp có độ chính xác cao trong việc tầm soát ung thư. Với việc lấy trực tiếp mẫu tổn thương, các bác sĩ sẽ phân tích cụ thể về tế bào nghi ngờ ung thư và cho ra những kết luận chính xác về tình trạng bệnh.
– Chụp cắt lớp vi tính (MSCT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại với nhiều ưu điểm trong sàng lọc ung thư. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể quan sát được những tổn thương bên trong cơ thể mà không cần phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn, tạo an toàn cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bảo vệ răng đúng cách để răng không bị sâu
MRI là một trong những phương pháp tầm soát ung thư hiện đại nhất
Tuy chỉ đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc bệnh nhưng ung thư tụy lại xếp hạng 7 về tỷ lệ người tử vọng. Con số này phần nào miêu tả về mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến tụy. Do đó, để chủ động phòng tránh ung thư tụy, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.