Cảnh giác với 9 dấu hiệu bệnh phổi nhiều người gặp phải

Nếu bạn đang có các biểu hiện như mệt mỏi, kiệt sức, khó thở, sụt cân không rõ nguyên nhân, … đó có thể là những dấu hiệu bệnh phổi và bạn cần đi thăm khám sớm với bác sĩ, để có biện pháp điều trị kịp thời. Bài viết sau đây xin liệt kê 9 dấu hiệu bệnh phổi, bạn cần nhận biết sớm.

Bạn đang đọc: Cảnh giác với 9 dấu hiệu bệnh phổi nhiều người gặp phải

9 dấu hiệu bệnh phổi bạn cần nhận biết sớm

Đau ngực

Cảnh giác với 9 dấu hiệu bệnh phổi nhiều người gặp phải
Đau ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi. (ảnh minh họa)

Những cơn đau ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim, nhưng cũng là biểu hiện của bệnh lý về phổi mà ít người nghĩ đến. Viêm màng phổi khiến kích thích niêm mạc bên trong lồng ngực gây đau ngực. Thỉnh thoảng, khi phổi có một khoang bị vỡ, khiến khí tràn vào khoang ngực quanh phổi, gây ra các cơn đau.

Ho liên tục

Những người bị mắc các bệnh lý về phổi thường ho kéo dài, đặc biệt hay ho vào thời điểm lúc sáng sớm và có thể sốt về đêm. Bạn nên cẩn thận nếu bị ho liên tục kèm theo dịch nhầy, máu hoặc sốt. Đây có thể là dấu hiệu của viêm phế quản mạn tính hoặc tràn khí màng phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc. Nếu tình trạng này không đỡ sau hơn 3 tuần, bạn hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe phổi của mình.

Thở khò khè

Khi đường hô hấp bị viêm, sẽ khiến bạn thở khò khè hoặc phát ra âm thanh ngay khi thở. Các nguyên nhân phổ biến nhất của thở khò khè là hen suyễn và dị ứng.

Đây cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư phổi. Nếu thở khò khè trong một thời gian dài mà không hề mắc bệnh hen suyễn trước đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm rõ nguyên nhân.

Khó thở

Các bệnh lý về phổi khiến phổi không cung cấp đủ oxy nuôi cơ thể, vì vậy người bệnh thường cảm thấy thở rất khó khăn và gấp gáp hơn. Đôi khi khó thở là biểu hiện của việc phổi bị quá tải, có quá nhiều không khí bị mắc kẹt bên trong lồng ngực. Ngoài ra, thở gấp cũng là dấu hiệu cho thấy phổi của bạn đang hoạt động không hiệu quả.

Kiệt sức, thiếu năng lượng

Khi phổi hoạt động kém không cung cấp đủ lượng oxy đi nuôi các tế bào trong cơ thể, sẽ làm bạn có cảm giác mệt mỏi. Các tế bào cần oxy để tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, bạn phải làm việc gắng sức, gây mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng để hoàn thành tốt công việc.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cảnh giác với 9 dấu hiệu bệnh phổi nhiều người gặp phải
Bệnh phổi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, trong đó có việc sụt vài cân đột ngột. (ảnh minh họa)

Bệnh phổi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, trong đó có việc sụt vài cân đột ngột. Trong tình huống này, sụt cân không phải là loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tình trạng viêm phổi có thể gây suy giảm trọng lượng các nhóm cơ, khiến chúng không phát triển theo đúng trình tự. Đặc biệt tình trạng sút cân có thể diễn ra nhanh chóng, có thể sút 4-10 cân trong một tháng nếu người bệnh mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.

Da xanh xao

Thông thường, các hồng cầu có trong các tế bào máu sẽ vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể, khiến làn da khỏe mạnh, hồng hào. Tuy nhiên, những bộ phận không nhận đủ oxy cần thiết như môi, ngón tay, sẽ trở nên xanh xao. Điều này càng rõ rệt hơn ở những người mắc ung thư phổi.

 Khàn giọng

Khàn tiếng cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Chúng xảy ra khi khối u ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát âm thanh. Khi bị ung thư phổi, dây thanh âm sẽ bị kích thích và dễ bị viêm, điều này dẫn đến những thay đổi trong giọng nói. Nếu hiện tượng kéo dài 2-3 tuần mà không rõ lý do, bạn cần đi khám ngay.

Ho ra máu

Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề kinh nguyệt không đều có vô sinh không?

Cảnh giác với 9 dấu hiệu bệnh phổi nhiều người gặp phải
Ho ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, điển hình là ung thư phổi. (ảnh minh họa)

Đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở người mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là đối tượng hút thuốc. Các dạng ung thư phổi đều có thể xuất hiện triệu chứng ho ra máu. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị ho ra máu là: bị bệnh nhiễm trùng, lao, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim mạch, … dù là lý do nào bạn cũng cần phải đi thăm khám ngay với bác sĩ.

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về phổi

Cảnh giác với 9 dấu hiệu bệnh phổi nhiều người gặp phải

>>>>>Xem thêm: Những bệnh gây ho thường gặp bạn nên đề phòng

Chụp MSCT có thể giúp chẩn đoán các dấu hiệu bất thường tại phổi. (ảnh minh họa)

Phương pháp chẩn đoán tổn thương phổi được sử dụng nhiều nhất là bộ 3 xét nghiệm: chụp X-quang phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư bằng sinh thiết, chụp cắt lớp điện toán ngực (CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI).

Sau khi thực hiện các xét nghiệm trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng và cấp độ tổn thương phổi để đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Nếu chỉ là viêm phổi có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để điều trị và bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Nếu nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ làm sinh thiết và có phác đồ điều trị tùy thuộc vào từng cấp độ của tế bào ung thư.

Phòng ngừa ung thư phổi

  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn nhiều rau và chất xơ
  • Tránh tiếp xúc với phòng xạ và kim loại nặng.

Hệ thống y tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và đội ngũ chuyên gia Ung bướu Singapore với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore, đã giúp mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh mắc ung thư phổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *