So với nhiều dạng ung thư khác, ung thư tủy là căn bệnh không phổ biến nhưng nó lại có mức độ nguy hiểm khá cao. Vì thế, rất nhiều người bệnh và gia đình luôn phân vân với câu hỏi: ung thư tủy sống được bao lâu? Hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.
Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Bệnh nhân ung thư tủy sống được bao lâu?
1. Tổng quan về ung thư tủy sống
Tủy sống là một bộ phận quan trọng của hệ thống thần kinh trung ương, có vai trò điều khiển cảm giác và hoạt động trong cơ thể. Do đó khi tủy sống gặp bất kỳ vấn đề bệnh lý nào đều sẽ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
Với ung thư tủy, các khối u ác tính có thể phát triển ở những vùng khác nhau của tủy sống. U tủy sống được chia làm 2 loại là ung thư nội tủy (trong nhu mô tủy) và ung thư ngoài tủy (ngoài nhu mô tủy). Vì tủy là nơi sản sinh tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) từ các tế bào gốc nên khi các khối u phát triển tại đây, chúng có thể tăng sinh rất nhanh, dễ dàng di căn tới các cơ quan khác và có tỷ lệ tử vong cao.
Ung thư tủy có thể dẫn tới ung thư máu vì tủy sống là nơi sản sinh ra tế bào máu trong cơ thể. Trong đó, u tủy sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh bạch cầu, khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng.
Người mắc ung thư tủy bị suy giảm hệ miễn dịch đáng kể
2. Ung thư tủy sống được bao lâu và những câu hỏi liên quan
Vì là dạng ung thư không phổ biến nên xung quanh bệnh ung thư tủy có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi lần lượt giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất.
2.1. Ung thư tủy có chữa được không?
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp để điều trị ung thư tủy. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dành cho người bệnh. Những phương pháp điều trị ung thư tủy thường được sử dụng bao gồm:
– Hóa trị: Đây là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư bằng việc dùng 1 hoặc nhiều loại thuốc kháng ung thư.
– Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp này tập trung chủ yếu vào việc cản trở cơ chế sinh trưởng của tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, khi kết hợp cùng các phương pháp khác sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.
– Xạ trị: Phương pháp xạ trị sử dụng tia X và tia gamma để tấn công các khối u bằng cách phá hủy ADN của chúng.
– Ghép tế bào gốc: Trong thời gian hóa trị, các tế bào gốc tạo máu trong tủy xương cũng có thể bị phá hủy cùng với các tế bào ung thư. Điều này khiến sức khỏe của người bệnh bị suy giảm đáng kể. Thông qua phương pháp ghép tế bào gốc (ghép tủy xương), người bệnh sẽ được tiêm truyền tế bào gốc thông qua tĩnh mạch, từ đó tạo ra các tế bào máu mới cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày di căn xương không còn giới hạn
Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả ung thư tủy
2.2. Người bệnh ung thư tủy sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân mắc ung thư tủy còn tùy thuộc vào các yếu tố như: thể trạng, khả năng miễn dịch của cơ thể, giai đoạn bệnh, mức độ đáp ứng điều trị… Bên cạnh đó, ung thư tủy thường kèm theo khá nhiều biến chứng, phát sinh các bệnh lý khác nên rất khó để thống kê chính xác được thời gian sống của người mắc ung thư tủy sau khi phát hiện bệnh. Nhìn chung, những bệnh nhân có thể trạng yếu, phát hiện bệnh muộn hay có thói quen ăn uống không tốt thì tuổi thọ cũng thấp hơn. Ngược lại, trường hợp tuân thủ điều trị tốt và có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh thì khả năng kéo dài tuổi thọ sẽ cao hơn.
Đặc biệt, thời điểm phát hiện bệnh cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Nếu phát hiện bệnh muộn, có di căn xa tới nhiều cơ quan trong cơ thể thì khả năng sống sẽ thấp hơn nhiều so với khi bệnh được phát hiện sớm.
>>>>>Xem thêm: Hóa trị ung thư
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố
2.3. Người bị ung thư máu do ung thư tủy sống được bao lâu?
Theo thống kê, thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu phụ thuộc rất nhiều vào loại ung thư máu mắc phải. Với trường hợp ung thư máu do u tủy thì bệnh được gọi là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng), loại ung thư này được chia làm 2 loại:
– Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính: Những người mắc bệnh nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình khoảng 8 năm. Người được chẩn đoán bệnh khi đã ở giai đoạn giữa, có thời gian sống trung bình là 5,5 năm và với giai đoạn cuối là gần 4 năm.
– Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Bệnh này gặp chủ yếu ở người trưởng thành và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh bạch cầu mạn tính. Thống kê cho thấy 20- 40% bệnh nhân sống ít nhất 5 năm nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, những số liệu thống kê trên chỉ mang tính tham khảo, không phải là thước đo chuẩn xác cho thời gian sống của từng cá nhân. Ngoài loại ung thư thì thời gian sống của người bệnh cũng phụ thuộc lớn vào phương pháp điều trị, mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị, thể trạng, tinh thần người bệnh…
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh ung thư tủy sống. Hãy nhớ rằng, để ngăn chặn bệnh một cách hiệu quả, chúng ta nên chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe thông qua điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thường xuyên làm kiểm tra sàng lọc sức khỏe định kỳ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.