Nguyên nhân mất ngủ buồn bực chân tay

Mất ngủ buồn bực chân tay là một hiện tượng bệnh lý chắc hẳn không xa lạ đối với mỗi chúng ta. Đây là biểu hiện bứt rứt, khó chịu trong cơ xương khớp tay chân gây nên chứng mất ngủ trằn trọc vào ban đêm. Nguy hiểm hơn, nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy bất an ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Để hiểu hơn về chứng bệnh này hãy cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân mất ngủ buồn bực chân tay

1. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ buồn bực chân tay

1.1 Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương khớp

Thiếu canxi

Thành phần chủ đạo vô cùng quan trọng của xương khớp chính là canxi. Đến 99% lượng canxi của cơ thể được phân bố ở xương. Do đó, nếu thiếu hụt lượng canxi đáng kể sẽ gây tổn hại đến các cơ xương khớp:

– Gây ra một số bệnh lý về xương, điển hình là bệnh loãng xương thường gặp ở những người già, người cao tuổi.

– Suy giảm độ chắc khỏe của xương gây các cơn đau nhức râm ran nguy cơ dẫn đến mất ngủ buồn bực chân tay.

Thiếu Vitamin B

Nhóm vitamin B thuộc nhóm chất dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh và não bộ. Chúng giúp tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe và giúp trí nhớ tốt. Nếu thiếu nhóm vitamin B trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, não bộ hoạt động kém hiệu quả, các cơ xương khớp kém linh hoạt,…rất dễ dàng dẫn đến chứng mất ngủ buồn bực chân tay.

Thiếu vitamin D

Vitamin D được coi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất của cơ thể. Nó có vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho. Có thể bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời vào sáng sớm hay từ những thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Nếu thiếu nó cơ thế sẽ bị suy dinh dưỡng và còi xương trầm trọng.

Nguyên nhân mất ngủ buồn bực chân tay

Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương khớp có thể là một trong những nguyên nhân gây chứng mất ngủ, đau nhức tay chân.

1.2 Bệnh sinh lý hàng ngày

Hàng ngày, chúng ta đi học và đi làm thường xuyên lặp đi lặp lại các hoạt động như: ngồi lâu không vận động, nằm sai tư thế, tay chân làm việc trong một tư thế kéo dài,….khiến khí huyết khó lưu thông, các cơ tay chân bị mỏi, tê cứng.

Nếu những hoạt động này diễn ra liên tục mà không có giải pháp khắc phục và cải thiện thì tình trạng mất ngủ buồn bực chân tay sẽ xuất hiện ngày càng nhanh hơn.

1.3 Các bệnh lý liên quan chứng mất ngủ buồn bực chân tay

Bệnh thần kinh ngoại biên

Đây là những bệnh nói chung do tổn thương của các dây thần kinh ngoại vi trong cơ thể. Nếu dây thần kinh bị tổn hại do tai nạn hay bị chèn ép thì những biểu hiện của xương khớp xuất hiện như: các cơ tay chân bị suy yếu, co cứng, khó cử động linh hoạt, đau nhức khó chịu,…Những ảnh hưởng này góp phần nào khiến người bệnh mất ngủ buồn bực chân tay. Trong đó, hội chứng ống cổ tay và hội chứng chân tay không yên cũng là những căn bệnh phổ biến ở tay chân do dây thần kinh bị tổn thương.

Các bệnh lý về xương khớp

Chúng ta thường gặp các bệnh lý về xương khớp phổ biến như: loãng xương, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, viêm thấp khớp,…Chúng đều gây ra do tình trạng chèn ép, thương tổn lên các dây thần kinh bao gồm: cảm giác yếu xương, đau mỏi cơ, sưng khớp, đau nhức nhối không ngừng,….tác động đến xương khớp của cơ thế là nguyên nhân chính dẫn đến chứng mất ngủ buồn bực chân tay. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý này sẽ gây hậu quả rất nặng nề thậm chí để lại di chứng sau này.

Bệnh chuyển hóa

Bệnh tiểu đường là căn bệnh điển hình gây ra những biến chứng xương khớp nghiêm trọng như: hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp,…Những tác nhân sau đây khi bị mắc bệnh tiểu đường sẽ làm đẩy nhanh tiến độ xuất hiện các biến chứng xương khớp ở bệnh nhân: hệ miễn dịch kém dần, quá trình chuyển hóa chất bị rối loạn thậm chí gây rối loạn đường huyết, các mật độ khoáng xương thấp,….Nếu không có kế hoạch phòng ngừa thì chúng giống những “chất xúc tác” khiến bệnh tiểu đường đến gần hơn với hệ xương khớp gây ra những tổn thương cho xương và những biến chứng không đáng có.

Tìm hiểu thêm: Phớt lờ cơn đau ngực trái nguy cơ đối mặt nhiều bệnh

Nguyên nhân mất ngủ buồn bực chân tay

Người mắc các bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh cơ xương khớp, rối loạn chuyển hóa,… có thể bị đau nhức tay chân khi ngủ.

2. Giải pháp phòng ngừa chứng mất ngủ buồn bực chân tay

2.1 Tập thể dục, thể thao hàng ngày giúp cải thiện chứng mất ngủ buồn bực chân tay

– Xoa bóp nhẹ nhàng các cơ tay chân sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng mệt mỏi sẽ giúp mạch máu lưu thông và dễ chịu.

– Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức lực, cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.

– Có thể đi bộ nhẹ nhàng đoạn ngắn trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Nguyên nhân mất ngủ buồn bực chân tay

>>>>>Xem thêm: Hút thuốc lá gây đột quỵ: Cơ chế và phòng tránh

Đi bộ, chạy bộ là một cách vận động cơ thể giúp giải tỏa căng thẳng, giữ gìn vóc dáng, giúp các khớp trở nên dẻo dai hơn, tuần hoàn máu tốt hơn,…

2.2 Không uống nhiều rượu bia

Rượu bia là những chất kích thích làm giảm sự lưu thông máu. Nếu uống rượu bia quá nhiều sẽ khiến các cơ xương không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và càng làm phát triển các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng

2.3 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một trong những giải pháp không thể thiếu. Đặc biệt, tăng cường bổ sung canxi và nhóm vitamin B sẽ giúp các tế bào xương liên kết chặt chẽ, hệ xương chắc khỏe góp phần tránh được tình trạng mất ngủ buồn bực chân tay.

2.4 Không tự ý sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ

Thuốc an thần và thuốc ngủ là những loại thuốc vô cùng nhạy cảm đối với cơ thể. Nếu dùng không đúng cách hay lạm dụng thuốc sẽ khiến tổn hại đến hệ thần kinh trung ương và não bộ. Từ đó, các cơ xương cũng bị ảnh hưởng nhiều khiến tâm lý người bệnh thấy bất an, bồn chồn, lo lắng dễ gây nên mất ngủ buồn bực chân tay. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc an thần và thuốc ngủ khi chưa có sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Kể cả các thực phẩm chức năng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *