Đục thủy tinh thể độ 3 – Nhận biết và điều trị đúng cách

Người mắc đục thủy tinh thể độ 3 có thị lực kém, thường xuyên nhìn mờ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt nên cần được điều trị đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh đục thủy tinh thể mức độ 3 ngay sau đây!

Bạn đang đọc: Đục thủy tinh thể độ 3 – Nhận biết và điều trị đúng cách

1. Đục thủy tinh thể độ 3 là gì?

Đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn, suy giảm thị lực do cấu trúc protein trong thủy tinh thể bị biến đổi bởi tác động của chất gây hại sinh ra từ cơ thể hoặc tác động từ môi trường bên ngoài. Cấu trúc protein bị biến đổi dẫn tới sự thay đổi về độ cong, trong, dày và đàn hồi của thủy tinh thể. Thủy tinh thể bị mờ dục khiến ánh sáng khó đi qua và hội tụ đúng tại võng mạc, làm cho thị lực của người bệnh bị ảnh hưởng. Người già là đối tượng có tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể khá cao và tiềm ẩn nguy cơ mất thị lực lớn nếu không được điều trị đúng cách.

Đục thủy tinh thể được phân chia thành nhiều cấp độ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, màu sắc nhân thủy tinh thể… Đục thủy tinh thể độ 3 được xem là tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm, nhân thủy tinh thể cứng, có màu xám nhạt hoặc xám vàng. Người mắc bệnh thường có thị lực rất thấp, thậm chí nhiều trường hợp thị lực chỉ đạt 1/10.

Đục thủy tinh thể độ 3 – Nhận biết và điều trị đúng cách

Đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn, suy giảm thị lực do cấu trúc protein trong thủy tinh thể bị biến đổi

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân khiến mọi người mắc đục thủy tinh thể như môi trường, lối sống, chất thương, di truyền. Tuy nhiên, yếu tố tuổi tác chiếm tỷ lệ lên tới hơn 90% những người mắc bệnh do sự lão hóa của các cơ quan trong mắt. Những người sau 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ khỏe mạnh. Yếu tố di truyền, bệnh lý toàn thân cũng có thể là tác nhân gây bệnh đục thủy tinh thể ở mọi người.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Đục thủy tinh thể mức độ 3 là tình trạng nặng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực với các biểu hiện như:

– Thị lực giảm đáng kể

– Nhìn mờ

– Nhìn không rõ

– Mỏi mắt

– Nhức mắt

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Lóa mắt

– Chảy nước mắt…

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo bệnh như là nhìn có chấm đen, ruồi bay ở trước mắt. Người bệnh có thể mắc một hoặc một số các dấu hiệu kể trên nhưng đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh chính là tình trạng nhìn mờ, thị lực suy giảm. Rất nhiều người chủ quan, cho rằng thị lực giảm sút do tuổi tác, không ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến việc đi khám khi đã tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng, gần như mù lòa.

Do đó, khi phát hiện mắt và thị lực có các dấu hiệu kể trên, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời với bác sĩ nhãn khoa. Để xác định chính xác người bệnh có mắc đục thủy tinh thể hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thị lực cả hai mắt, sử dụng máy sinh hiển vi để phóng đại cấu trúc phía trước mắt, giúp bác sĩ đánh giá chính xác bệnh lý.

Đục thủy tinh thể độ 3 – Nhận biết và điều trị đúng cách

Người mắc bệnh thường xuyên cảm thấy nhìn mờ, thị lực suy giảm, nhức mỏi mắt…

3. Phương pháp điều trị

Đục thủy tinh thể là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời bằng các phương pháp phù hợp. Hiện nay vẫn chưa có thuốc khôi phục tình trạng trong suốt của thủy tinh thể mà phải điều trị bằng việc đeo kính hoặc thay thủy tinh thể nhân tạo.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là một trong những giải pháp hàng đầu được các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo hiện nay. Phẫu thuật sử dụng hệ thống máy Phaco với khả năng tán nhuyễn thủy tinh thể và hút ra ngoài thông qua một lỗ nhỏ. Sau đó, bác sĩ thay thủy tinh thể nhân tạo vào trong mắt, điều chỉnh vị trí để người bệnh có thể hồi phục thị lực sau phẫu thuật.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật Phaco được nhiều người lựa chọn để phẫu thuật phải kể đến như là:

– Thời gian phẫu thuật ngắn

– An toàn

– Ít đau đớn

– Không chảy máu

– Vết mổ rất nhỏ

– Hồi phục thị lực nhanh

– Không cần lưu viện

– Chăm sóc hậu phẫu dễ dàng…

Tìm hiểu thêm: Bệnh khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Đục thủy tinh thể độ 3 – Nhận biết và điều trị đúng cách

Đục thủy tinh thể độ 3 cần được điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa

Đây là phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần được thực hiện phẫu thuật bởi bác sĩ có chuyên môn, tại phòng mổ đạt chất lượng. Thông thường, thị lực của người bệnh có thể hồi phục lên tới 7/10-10/10. Nếu người bệnh được điều trị sớm và đúng cách, khả năng hồi phục thị lực sẽ cao hơn.

4. Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, một chế độ chăm sóc khoa học sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và duy trì thị lực trong thời gian dài. Dưới đây là một số lưu ý cho mọi người sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể để có thể bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.

– Tránh để nước dính vào mắt sau 1-2 ngày phẫu thuật, nên dùng kính hoặc băng mắt khi ngủ.

– Tái khám ngay nếu phát hiện tình trạng đau mắt, đỏ mắt, nhức mắt, cộm, nhìn mờ… sau khi phẫu thuật.

– Không tự ý sử dụng thuốc, tự ý nhỏ mắt mà cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

– Giữ vệ sinh vùng mắt đúng cách, không dụi mắt, chạm tay bẩn lên trên mắt hoặc tới những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm.

– Tránh nhai mạnh trong thời gian đầu sau phẫu thuật, nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và giàu vitamin A, C, E tốt cho mắt.

– Sau 1 tháng, người bệnh có thể xem tivi, đồ điện tử nhưng nên hạn chế thời gian sử dụng, tránh lạm dụng quá mức.

– Nghỉ ngơi đúng giờ, tập luyện thể dục nhẹ nhàng và tránh áp lực về tinh thần.

– Thăm khám sức khỏe thị lực thường xuyên, từ 1-2 lần/năm để chủ động kiểm soát và điều trị bệnh lý từ sớm.

Đục thủy tinh thể độ 3 – Nhận biết và điều trị đúng cách

>>>>>Xem thêm: Sưng mí mắt là bệnh gì? Phải làm gì khi bị sưng mí mắt?

Sau mổ, người bệnh cần thăm khám thị lực thường xuyên để kiểm soát bệnh lý và điều trị sớm

Tỷ lệ người mắc đục thủy tinh thể độ 3 ngày càng gia tăng và trẻ hóa cho thấy đây là vấn đề đáng báo động. Người bệnh cần cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường mắt để thăm khám sớm, điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *