Cổ họng có đờm khó thở: những điều bạn nên làm

Đờm hay dịch nhầy xuất hiện ở cổ là một biểu hiện của bệnh lý về đường hô hấp. Khi cổ họng có đờm khó thở kéo dài sẽ gây khó chịu cho người bệnh trong các hoạt động nói, thở hay ăn uống hàng ngày,… Hãy cùng Thu Cúc TCI giải tìm hiểu về nguyên nhân gây ra triệu chứng này, cũng như cách điều trị. 

Bạn đang đọc: Cổ họng có đờm khó thở: những điều bạn nên làm

1. Nguyên nhân khiến cổ họng có đờm khó thở

Biểu hiện cổ họng có đờm và khó thở, thường gặp nhất là ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng thường gặp nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đờm là một chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất nhầy này thường được tiết ra khi người bệnh mắc phải một số bệnh lý sau đây:

1.1. Cảm lạnh, cảm cúm

Cổ họng có đờm khó thở: những điều bạn nên làm

Cổ họng ho có đờm có thể do bệnh cảm cúm, cảm lạnh gây nên.

Đây là bệnh lý do nhiễm virus vì vậy thường gây tiết nhiều chất nhầy trong đường dẫn khí, đặc biệt là đờm ở cổ họng. Tình trạng đờm ở cổ họng có thể kéo dài ngay cả khi các biểu hiện của bệnh cảm cúm hay cảm lạnh đã hết.

1.2. Viêm phổi

Khi bị viêm phổi, các chất nhầy (đờm) sẽ ứ đọng trong phổi và cả ở cổ họng, khiến trẻ có biểu hiện ho, khó thở. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở mỗi người là khác nhau.

1.3. Bệnh hen suyễn

Đây là một bệnh đường hô hấp mạn tính có thể gây gia tăng tiết chất nhầy quá mức trong cổ họng. Khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho. Người bị hen phế quản có thể các chất nhầy dư thừa tích tụ trong đường hô hấp và làm hẹp đường thở. Vì vậy cần có các biện pháp điều trị kịp thời.

1.4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tìm hiểu thêm: Bệnh lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cổ họng có đờm khó thở: những điều bạn nên làm

cổ họng ho có đờm do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chất nhầy hay đờm trong cổ họng có thể trở nên nghiêm trọng đến nỗi dẫn đến nghẹt đường thở khi ngủ, gây ho kéo dài.

1.5. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản có thể khiến người bệnh có biểu hiện có đờm ở cổ họng, khó thở, điều này là do axit trong dạ dày, trào ngược lên thực quản và người bệnh cũng có thể bị ho kéo dài.

1.6. Viêm phế quản

Viêm phế quản có thể làm hẹp đường phế quản, gây khó thở. Cùng với viêm, sự tích tụ chất nhầy (đờm) ở cổ họng là lý do khiến người bệnh trở nên khó thở hơn.

2. Cổ họng có đờm, khó thở nên làm gì?

Cổ họng có đờm khó thở: những điều bạn nên làm

>>>>>Xem thêm: “Bật mí” cách chữa thông tắc vòi trứng hiệu quả, an toàn

Khi có triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng hướng.

Khi cổ họng có đờm, khó thở, người bệnh sẽ có cảm giác sẽ rất vướng và khó chịu. Việc xác định được nguyên nhân gây tiết đờm ở cổ họng để loại bỏ nguyên nhân này là cách giải quyết tốt nhất. Việc thăm khám với bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân xuất hiện đờm trong cổ họng và điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì đờm hay chất nhầy trong cổ họng sẽ tự biến mất.

Bên cạnh việc nên đi thăm khám sớm với bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để để giúp làm giảm tình trạng đờm khó chịu trong cổ họng của mình như:

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để ngăn virus, vi khuẩn nếu có trong các đờm rãi không có cơ hội tấn công và gây bệnh.

– Khi ho có đờm bạn nên để đờm thoát ra ngoài, sau đó dùng khăn sạch lau miệng, không nên nuốt đờm vào trong cổ họng có thể khiến bị sặc đường thở hoặc đờm lan xuống dưới phổi có thể gây nguy hiểm.

– Uống nhiều nước để giúp làm loãng chất nhầy và làm cho đờm hay chất nhầy tại đường hô hấp có thể dễ tống xuất ra ngoài hơn.

– Cần đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nên ăn các đồ ăn mềm, đồ ăn không được quá cứng.

– Khi áp dụng các biện pháp trên, mà vẫn thấy tăng tiết dịch chất nhầy hay đờm trong cổ họng ngày một nhiều hơn gây khó thở. Khi đó, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng và có biện pháp xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *