Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị ung thư tụy để nâng cao tiên lượng sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc bệnh ung thư tụy có nên mổ không và cách để phòng tránh ung thư tái phát sau mổ.
Bạn đang đọc: Ung thư tụy có nên mổ không? Phương pháp ngăn ngừa tái phát
1. Bệnh nhân mắc ung thư tụy có nên mổ không?
1.1. Chẩn đoán ung thư tụy trước khi quyết định bệnh nhân ung thư tụy có nên mổ không
Chẩn đoán ung thư tuỵ là bước làm quan trọng đối với bác sĩ trước khi đi đến kết luận bệnh nhân có thực sự mắc ung thư tuỵ hay không. Việc chẩn đoán cần sử dụng 1 số phương pháp phổ biến sau:
– Siêu âm tuyến tụy: Các bác sĩ sẽ dựa vào hình thu được từ siêu âm để kiểm tra các bất thường trong tuyến tuỵ của bệnh nhân, qua đó giúp chẩn đoán hoặc phát hiện bất thường trong cơ thể
– Tiến hành sinh thiết: Đây là phương pháp lấy mẫu mô từ tuyến tuỵ bằng cách chích kim xuyên qua da và tuyến tuỵ. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết và xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư có trong tuyến tuỵ của bệnh nhân hay không.
– Xét nghiệm máu: Chỉ số CA19-9 chuyên dùng để chỉ điểm tế bào ung thư tuyến tuỵ trong bệnh nhân.
Trong trường hợp nhận thấy có sự xuất hiện của tế bào ung thư hoặc khối u trong tuyến tuỵ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư phù hợp nhất với bệnh nhân.
Xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm ung thư là phương pháp chẩn đoán ung thư phổ biến hiện nay
1.2. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ xác định ung thư tụy có nên mổ không
Như đã nói ở trên, sau khi tiến hành chẩn đoán ung thư tuỵ để xác định vị trí khối u có trong tuyến tuỵ và nắm rõ thể trạng sức khoẻ bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay dùng để điều trị cho bệnh nhân ung thư tuỵ:
Phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là phương pháp mang lại hiệu quả nhất trong điều trị ung thư, giúp bệnh nhân nâng cao cơ hội sống sót và hồi phục sau khi mắc bệnh. Hiện có 3 loại hình phẫu thuật cho ung thư tuỵ, đó là:
– Phẫu thuật cho khối u ở đầu tuỵ: Đây là phương pháp cắt bỏ khối u ở ngay phần đầu tuỵ, phần đầu của ruột non, túi mật và 1 phần của ống mật.
– Phẫu thuật cho khối u ở cơ: Tại đây, bác sĩ sẽ cắt bỏ phía bên trái tuyến tuỵ của bạn, gọi là cắt lách ở xa.
– Phẫu thuật cho toàn bộ tuyến tuỵ: Ở một số trường hợp bệnh nhân cần phải được cắt bỏ toàn bộ tuyến tuỵ để loại bỏ hết tế bào ung thư. Tuy nhiên sau phẫu thuật, bệnh nhân cần có bổ sung insulin để điều hoà lượng đường huyết trong máu và kết hợp với men tiêu hoá suốt phần đời còn lại.
Tìm hiểu thêm: Đa nang buồng trứng là bệnh gì?
Phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị dứt điểm ung thư bằng cách cắt bỏ khối u trong tuyến tụy
Hoá trị
Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể dùng một loại thuốc đặc trị hoặc kết hợp 2 – 3 loại thuốc tuỳ thuộc vào giai đoạn diễn biến của bệnh. Hoá trị được dùng để điều trị ung thư lan ra ngoài tuyến tuỵ ở phạm vi gần. Thi thoảng, hoá trị được dùng sau phẫu thuật để ngăn ngứa tái phát. Đối với bệnh nhân đã chuyển sang di căn, hoá trị còn được dùng để kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư xâm lấn, giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.
Xạ trị
Xạ trị là thủ thuật sử dụng tia cực tím, tia X kết hợp với proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là 1 giải pháp hữu hiệu để điều trị ung thư tuỵ di căn ở giai đoạn III hoặc IV.
Như vậy, đối với bệnh nhân mắc ung thư tuỵ đều bắt buộc phải trải qua phẫu thuật (mổ) mới có thể điều trị dứt điểm bệnh.
2. Làm thế nào để phòng tránh ung thư tụy tái phát?
Đối với những bệnh nhân đã từng trải qua điều trị ung thư tuỵ cần có sự theo dõi, giám sát kỹ lưỡng của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát. Bên cạnh việc thường xuyên đi khám sức khoẻ định kỳ để kiểm soát và sàng lọc dấu hiệu bất thường của cơ thể thì chế độ dinh dưỡng là việc làm quan trọng để bổ sung dưỡng chất tốt giúp đẩy lùi các yếu tố gây ung thư. Một số thực phẩm bạn cần bổ sung như:
– Thực phẩm I3C: Các loại rau cải xanh như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, cải xoăn và bắp cải… giúp sản xuất các chất chống ung thư – I3C.
– Thực phẩm chứa nitrat: thường được thấy trong các thực phẩm có màu đỏ sậm.
– Thực phẩm chứa vitamin C và E: Đây là 2 loại vitamin tạo ra gốc tự do giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Ngoài ra, tạo dựng thói quen tốt và lối sống lành mạnh có thể loại bỏ 80% nguy cơ ung thư tái phát như: tập thể dục, tập dưỡng sinh, không hút thuốc, hạn chế bia rượu sẽ giúp bạn có được một thể trạng khoẻ mạnh.
>>>>>Xem thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn II sống được bao lâu?
Chủ động thăm khám sức khỏe để sở hữu thể trạng khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho quý vị về phương pháp điều trị ung thư tụy phổ biến hiện nay trong giới y khoa và giải đáp câu hỏi liệu ung thư tụy có nên phẫu thuật không.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.