Nguy cơ đột quỵ xảy ra và biện pháp góp phần hạn chế

Trung bình cứ 3 phút, trên thế giới lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Tỷ lệ này có thể giảm đáng kể nếu người bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Nắm bắt được những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ sẽ giúp chủ động kiểm soát và hạn chế khả năng mắc bệnh. Qua đó giảm bớt các rủi ro có thể xảy đến với sức khỏe.

1. Các thông tin quan trọng về bệnh đột quỵ

1.1 Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được biết đến với tên gọi là tai biến mạch máu não. Bệnh xảy ra một cách đột ngột khi máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Các tế bào não khi đó sẽ bắt đầu chết chỉ trong vài phút do bị thiếu oxy và dinh dưỡng.

Khi bị đột quỵ, khả năng tử vong xảy ra cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Thời gian vàng để cứu và điều trị cho bệnh nhân mắc đột quỵ là trong vòng 4-6 tiếng kể từ sau khi đột quỵ. Tuy nhiên trong số khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ từ nhẹ đến nặng tại Việt Nam, chỉ có khoảng 14% trường hợp được đưa đến bệnh viện để can thiệp trong khoảng thời gian vàng.

Nguy cơ đột quỵ xảy ra và biện pháp góp phần hạn chế

Đột quỵ xuất huyết não là một dạng của đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị vỡ đột ngột làm máu tràn vào nhu mô não gây tổn thương não

1.2 Phân loại bệnh đột quỵ

Đột quỵ được phân chia thành 2 loại:

– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Nhóm này chiếm khoảng 80% người mắc bệnh, xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch

– Đột quỵ do xuất huyết não: Xảy ra khi vỡ mạch máu não làm chảy máu vào khoang dưới nhện, nhu mô não, não thất.

1.3 Nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố liên quan đến bệnh lý.

Các yếu tố không thể thay đổi

Các yếu tố này bao gồm tuổi tác – bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ – tai biến mạch máu não, người già có khả năng mắc cao hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra kể từ độ tuổi 55 trở đi, cứ mỗi 10 năm nguy cơ đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. Yếu tố về giới tính – nam giới sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

Ngoài ra nếu gia đình bạn có người thân từng bị tai biến mạch máu não thì bạn sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn thông thường.

Các yếu tố về bệnh lý có nguy cơ gây đột quỵ

– Người có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, đặc biệt là trong vòng 2 tháng đầu tiên. Người bệnh vẫn sẽ có nguy cơ trong vòng 5 năm và nguy cơ này sẽ giảm dần theo thời gian.

– Đang mắc các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ máu, thừa cân, béo phì, hội chứng chuyển hóa…

Các yếu tố liên quan đến lối sống

– Nếu bạn có lối sống cụ thể là không ăn uống điều độ, lười tập thể dục, vận động thì nguy cơ bị đột quỵ sẽ tăng cao.

– Hút thuốc lá có nguy cơ làm tăng gấp 2 lần khả năng mắc đột quỵ. Lý do là bởi khói thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch. Ngoài ra, thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiếm tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Nguy cơ đột quỵ xảy ra và biện pháp góp phần hạn chế

Lười vận động là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe trong đó có đột quỵ

2. Cách kiểm soát, giảm khả năng mắc đột quỵ

2.1 Thăm khám phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Những yếu tố nguy cơ như các bệnh lý nền có thể được phát hiện sớm và điều trị cải thiện tình trạng bệnh. Điều này có thể thực hiện qua việc khám tầm soát định kỳ hàng năm.

Đột quỵ là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Trường hợp được cứu chữa kịp thời thì bệnh vẫn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, hạn chế nguy cơ đột quỵ xảy ra là điều cần thiết, với các biện pháp như:

Thăm khám sớm ở những đối tượng có nguy cơ. Sau quá trình kiểm tra, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chỉ định điều trị hoặc theo dõi các bệnh lý có yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ.

Đối với một số bệnh nhân có những bệnh lý nền, cần chủ động theo dõi, thăm khám đúng lịch để được kiểm soát đúng hướng. Tránh trường hợp tai biến xảy đến bất ngờ. Thời gian vàng để cứu kịp thời người bệnh là trong vòng 3 đến 6 tiếng. Do đó khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện.

Nguy cơ đột quỵ xảy ra và biện pháp góp phần hạn chế

Tầm soát đột quỵ là giải pháp hữu ích giúp phòng tránh nguy cơ mắc đột quỵ sớm

2.2 Góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Bên cạnh quá trình tầm soát, sàng lọc thì bạn cần chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục hàng ngày. Cụ thể là sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo giúp giảm lượng cholesterol trong máu, nạp vừa phải lượng muối vào cơ thể. Áp dụng chế độ ăn nhiều rau củ, quả, trái cây, uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sử dụng thịt trắng, hải sản, trứng…

– Tập luyện thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp tim mạch khỏe mạnh, giảm khả năng bị đột quỵ.

– Không sử dụng hoặc ngừng sử dụng thuốc lá.

– Một số lưu ý khác trong sinh hoạt để phòng ngừa khả năng mắc đột quỵ là không sử dụng các chất kích thích, không thức khuya. Cần ngủ đủ giấc và đúng giờ. Hạn chế tắm đêm vì đây cũng là một yếu tố gia tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

– Lắng nghe cơ thể, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt, cử động tay chân khó khăn, giọng nói thay đổi… cần tìm đến bác sĩ giỏi chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn hoặc điều trị kịp thời nếu cần thiết.

Trên đây là các thông tin về các yếu tố nguyên nhân làm gia tăng khả năng dẫn đến đột quỵ. Cũng như biện pháp góp phần kiểm soát, hạn chế những yếu tố này. Mong rằng bạn đọc có thêm kiến thức giúp hỗ trợ phòng tránh khả năng đột quỵ xảy ra hoặc giúp giảm bớt các tác hại do bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *