6 cách chữa trị viêm lợi đơn giản

Viêm lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến, không những gây đau đớn mà còn khiến hơi thở có mùi. Nhiều người thắc mắc đâu là cách chữa trị viêm lợi mà không biết được bệnh này có thể khắc phục bằng các nguyên liệu tự nhiên. Nếu thực hiện điều trị sớm, bạn hoàn toàn chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả mà không tốn kém.

Nhiều trường hợp viêm lợi có thể tự khỏi khi có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhưng trong một số trường hợp viêm nặng thì cần sử dụng nước súc miệng điều trị viêm lợi. Dưới đây là danh sách 6 cách trị viêm lợi tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên mà bạn nên tham khảo!

Bạn đang đọc: 6 cách chữa trị viêm lợi đơn giản

6 cách chữa trị viêm lợi đơn giản

Viêm lợi là tình trạng nhiều người mắc phải

1. Muối có khả năng chữa trị viêm lợi

Nước muối là dung dịch chữa viêm lợi hiệu quả mà vô cùng đơn giản. Theo nghiên cứu khoa học, các tinh chất trong muối biển chưa qua tinh chế có khả năng làm chắc răng, cải thiện men răng và kháng khuẩn. Điều này đồng nghĩa với lợi được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Theo đó, các chuyên gia đã khuyên nên sử dụng muối để loại sạch vi khuẩn, chống tình trạng nhiễm trùng, giảm thiểu đau nhức và hồi phục nướu. Florua trong nước muối có vai trò ngăn ngừa mất khoáng chất từ men răng và khôi phục lại độ pH tự nhiên giúp ngăn chặn hơi thở có mùi do viêm lợi gây ra.

Cách thực hiện rất đơn giản khi có thể tự pha tại nhà. Nồng độ được khuyến khích tốt nhất với cơ thể con người là 0,9%. Hãy tự pha nước muối với tỷ lệ 9g muối/1000ml nước và súc miệng thường xuyên 2-3 lần/ngày, áp dụng liên tục sẽ thấy viêm lợi được cải thiện nhanh chóng.

2. Tinh dầu sả

Nghiên cứu khoa học vào năm 2015 đã chỉ ra tác dụng của tinh dầu sả trong việc cải thiện sức khoẻ răng lợi. Tinh dầu có tác dụng đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả gấp 2 lần nước súc miệng chứa chlorhexidine (là một chất khử trùng vi khuẩn dùng cho răng). Những người bị viêm lợi nên sử dụng dung dịch tinh dầu sả pha loãng với nước để súc miệng pha loãng 2–3 giọt tinh dầu với 225ml nước và súc miệng hàng ngày, mỗi lần ít nhất khoảng 30 giây.

Một lưu ý trong việc sử dụng tinh dầu sả nên pha loãng khi súc miệng để đảm bảo an toàn, tránh gây thêm kích ứng cho lợi.

3. Mật ong

Mật ong rất hữu dụng trong đời sống hàng ngày, từ việc chế biến thức ăn, chữa bệnh cho đến làm đẹp. Mật ong cũng được sử dụng để trị viêm lợi với tính kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm tự nhiên, lành tính. Mật ong có khả năng làm ức chế sự phát triển vi khuẩn gây tổn thương lợi. Người bị viêm lợi có thể kết hợp chanh để tăng hiệu quả chữa trị.

Có hai cách để sử dụng mật ong trị viêm lợi là:

– Buổi sáng sau khi đánh răng, bôi trực tiếp mật ong lên vị trí bị viêm nhiễm. Sau 15 – 20 phút thì súc miệng lại với nước, thực hiện 3 lần trong ngày để đảm bảo hiệu quả.

– Đánh răng sạch sẽ, sau đó súc miệng trong khoảng 10 phút với dung dịch mật ong, chanh với nước ấm.

Sau 3 ngày, tình trạng viêm lợi sẽ giảm đi rõ rệt, nên áp dụng trong nhiều ngày tiếp theo đến khi khỏi hẳn.

Tìm hiểu thêm: Răng cấm bị sâu và cách điều trị

6 cách chữa trị viêm lợi đơn giản

Mật ong có tác động tốt tới tình trạng viêm lợi

4. Dầu dừa

Dầu dừa chứa khoảng 50% axit lauric, được phân hủy thành hợp chất monolaurin khi đi vào cơ thể con người. Cả hai chất axit lauric và monolaurin đều có tác dụng cao trong việc diệt khuẩn và nấm men. Do đó, súc miệng với dầu dừa sẽ giúp làm giảm sự viêm nhiễm, chữa viêm lợi rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, dầu dừa còn có khả năng giảm tình trạng tích tụ mảng bám trên bề mặt răng. Đây là một trong các tác nhân chính gây bệnh viêm lợi nói riêng cũng như các bệnh răng miệng nói chung.

Bạn nên súc miệng hàng ngày với dầu dừa. Mỗi lần nên sử dụng 5-10ml dầu dừa trong 20- 30 phút và không nên để dầu chạm đến họng. Cuối cùng nên súc miệng lại với nước.

5. Lá trầu không giúp trị viêm lợi

Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu, chủ yếu là peta-phenol và chavicol và hợp chất phenolic khác có tác dụng kháng sinh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây viêm lợi cũng như các bệnh lý răng miệng khác. Do đó, sử dụng lá trầu không có thể giải quyết vấn đề của người bị viêm lợi.

Cách dùng lá trầu không người bị viêm lợi:

– Cách 1: Rửa sạch và giã nát lá trầu không, đun với nước sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Hàng ngày lấy dung dịch này ra súc miệng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần trong vòng 5 – 10 phút.

– Cách 2: giã nát lá trầu với muối rồi ngâm trong rượu trắng trong 15 phút rồi gạn lấy nước. Dung dịch này cũng được sử dụng súc miệng như cách 1.

– Cách 3: đắp trực tiếp lá trầu không đã được rửa sạch và giã nát vào chỗ viêm lợi. Với cách này, cần lưu ý không nên súc miệng hay uống nước trong vòng 30 phút để tinh chất trầu không ngấm vào lợi, giảm sưng viêm hiệu quả.

6 cách chữa trị viêm lợi đơn giản

>>>>>Xem thêm: Phát hiện thêm 7 chất gây ung thư

Lá trầu không giúp chữa trị viêm lợi hiệu quả

6. Đinh hương có công dụng điều trị viêm lợi

6.1 Công dụng của đinh hương trong điều trị viêm lợi

Đinh hương không chỉ sử dụng trong việc chế biến món ăn mà còn có tác dụng chữa các bệnh răng miệng hiệu quả trong đó có viêm lợi. Bởi vì đinh hương có khả năng sát trùng diệt khuẩn rất cao, giảm viêm nhiễm của bệnh viêm lợi gây ra. Trong nụ hoa đinh hương có đến 20% là eugenol, đây là một chất gây tê và kháng khuẩn mạnh.

6.2 Cách sử dụng đinh hương điều trị viêm lợi

Cách dùng được phân biệt với từng loại như sau:

– Bột đinh hương: bôi trực tiếp vào vị trí bị viêm nhiễm. Khi đó, tinh dầu trong đinh hương sẽ thấm vào nướu. Điều này giúp diệt khuẩn đồng thời khiến giảm bớt cảm giác đau nhức.

– Nụ hoa đinh hương khô: nhai trực tiếp trong khoảng 20 phút. Tinh dầu của đinh hương sẽ thấm vào chỗ bị viêm lợi.

– Tinh dầu đinh hương: pha loãng tinh dầu với nước để súc miệng. Hoặc ta trộn tinh dầu đinh hương với dầu oliu với tỉ lệ 2:1. Sau đó, chấm hỗn hợp này lên vị trí viêm lợi.

Phương pháp này có thể thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên hãy cẩn thận trọng với tinh dầu đinh hương nguyên chất.

Trên đây là 6 cách chữa trị viêm lợi hiệu quả mà đơn giản nhất. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị tại nhà này có thể không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Vì vậy để điều trị hiệu quả, dứt điểm, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *