Có nên tiêm phế cầu cho trẻ không, những thông tin về vắc xin phế cầu

Vắc xin phế cầu là một trong những mũi tiêm chủng mà bác sĩ khuyến nghị phụ huynh nên tiêm cho trẻ từ sớm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn thắc mắc có nên tiêm phế cầu cho trẻ không? Dưới đây là một số thông tin về tiêm phế cầu mà bố mẹ cần nắm rõ.

Bạn đang đọc: Có nên tiêm phế cầu cho trẻ không, những thông tin về vắc xin phế cầu

1. Vắc xin phế cầu là gì?

Phế cầu là một loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm, là tác nhân gây ra các bệnh lý như viêm tai giữa, tai mũi họng, nhiễm trùng máu, viêm màng não,… ở đối tượng trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu. Loại vi khuẩn này phát tán trong không khí, lây qua đường hô hấp, vì vậy đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.

Độ tuổi trẻ em dễ nhiễm khuẩn phế cầu nhất là từ 5 tuổi trở xuống. Ở tuổi này, các bé có thể được bố mẹ gửi đến nhà trẻ, mầm non, nguy cơ lây nhiễm bệnh trở nên rất cao. Nếu như mắc bệnh, sau khi điều trị, trẻ có thể gặp phải một số di chứng đáng tiếc như: Suy giảm thính lực, thị lực, thậm chí mù lòa, điếc, ảnh hưởng đến cả sự phát triển của não bộ. Không điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong do nhiễm phế cầu khuẩn.

Có nên tiêm phế cầu cho trẻ không, những thông tin về vắc xin phế cầu

Vắc xin phế cầu giúp tạo kháng thể, bảo vệ trẻ khỏi khuẩn phế cầu

Bởi vậy, việc tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ là vô cùng cần thiết và nên được thực hiện sớm, nhất là ở những năm tháng đầu đời. Vắc xin phế cầu đóng vai trò như một tấm khiên bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc phế cầu khuẩn, giúp phòng ngừa những bệnh nguy hiểm do khuẩn gây ra.

2. Có nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ? Khi nào tiêm sẽ đảm bảo an toàn?

Vắc xin phế cầu thường được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên. Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu trước 5 tuổi vì lúc đó đề kháng chưa hoàn thiện, cơ thể của trẻ chưa đủ miễn dịch để chống lại phế cầu khuẩn.

2.1. Giải đáp thắc mắc có nên tiêm phế cầu cho trẻ?

Tiêm phế cầu cho trẻ là một việc rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bé trước vi khuẩn phế cầu. Tiêm phế cầu sẽ tạo ra đề kháng chủ động để trẻ được bảo vệ tốt nhất, giúp bố mẹ không phải quan ngại trước việc phế cầu khuẩn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

2.2. Có nên tiêm phế cầu cho trẻ sơ sinh? Khi nào tiêm sẽ đảm bảo an toàn?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ đủ 6 tuần tuổi có thể thực hiện tiêm phế cầu để chống lại ảnh hưởng của phế cầu khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B về quấy khóc và cách xử trí!

Có nên tiêm phế cầu cho trẻ không, những thông tin về vắc xin phế cầu

Các bác sĩ khuyến cáo trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phế cầu, tốt nhất nên tiêm trước khi bé được 5 tuổi

Bố mẹ nên tiêm phế cầu cho trẻ ở những giai đoạn sau:

– Trẻ từ 6 tuần đến 7 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này cần được tiêm 3 mũi vắc xin chính và 1 mũi nhắc lại để tối ưu hiệu quả. Liều vắc xin phế cầu thứ nhất nên được tiêm từ khi trẻ được 6 tuần tuổi. Tiếp đó, bố mẹ sẽ cho con tiêm liều thứ 2 sau liều thứ nhất 1 tháng. Liều thứ 3 tiếp tục được tiêm cách liều thứ 2 ít nhất 1 tháng tiếp theo. Với mũi tiêm nhắc lại, bố mẹ sẽ cho bé tiêm cách liều thứ 3 ít nhất là 6 tháng hoặc theo tư vấn từ bác sĩ tại đơn vị tiêm chủng.

Lưu ý: Với mỗi liều tiêm chủng, trẻ ở độ tuổi này chỉ nên sử dụng 0,5ml vắc xin.

– Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin phế cầu thì sẽ được tiêm 2 mũi chính và 1 mũi nhắc lại. 2 mũi chính sẽ được tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng. Mũi nhắc lại sẽ được tiêm khi trẻ đủ 1 tuổi.

– Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: Trẻ ở độ tuổi này có thể tiêm đủ 2 liều vắc xin phế cầu khuẩn. Mỗi liều 0,5ml và cần cách nhau tối thiểu 2 tháng để đảm bảo chất lượng kháng thể được tạo ra.

3. Những thông tin bố mẹ cần biết khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho con

Vắc xin phế cầu khuẩn là vắc xin cần phải tiêm đúng độ tuổi phù hợp. Vậy nên bố mẹ cần ghi chú lại thời gian được khuyến cáo tiêm phòng cho con để có kế hoạch tiêm vắc xin phế cầu sớm nhất. Một số lưu ý bố mẹ cần nắm rõ như:

– Không cân nhắc tiêm với những trẻ đang bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,…

– Trẻ suy giảm miễn dịch, đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch không nên tiêm ngừa phế cầu khuẩn

– Trẻ sinh non, chưa đủ 28 tuần tuổi, bố mẹ nên theo dõi đủ 72h và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

– Trẻ bị sốt, các bệnh lý cấp tính cần theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

– Tiêm đúng lịch, đúng liều lượng và cần theo dõi sát sao khi có các phản ứng phụ sau tiêm như: Sốt, đau nhức khu vực tiêm, dị ứng, phát ban,…

Có nên tiêm phế cầu cho trẻ không, những thông tin về vắc xin phế cầu

>>>>>Xem thêm: Sau khi tiêm vắc-xin có được uống thuốc không: Giải đáp thắc mắc

Nắm vững các thông tin cần thiết, bố mẹ sẽ không cần lo lắng về vấn đề có nên tiêm phế cầu cho trẻ

Tốt nhất, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu tại những địa chỉ uy tín, những đơn vị có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa theo dõi để tiện trong việc chăm sóc sức khỏe cho con. Trong số những đơn vị tiêm chủng được đánh giá cao hiện nay, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI được đánh giá là phù hợp nhất trong việc cung cấp các mũi tiêm chủng cho trẻ nhỏ.

Không gian sạch sẽ, rộng rãi, vệ sinh, đảm bảo không gian tiêm chủng an toàn cho cả gia đình. Bên cạnh đó, trẻ sẽ được khám sàng lọc với các bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để xác định đủ tiêu chuẩn tiêm phòng.

Mỗi mũi tiêm đều được thực hiện nhanh chóng, theo đúng quy trình. Toàn bộ thông tin mũi tiêm, khách hàng có thể theo dõi trên Hệ thống tiêm chủng quốc gia. Vắc xin được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính ngạch, bảo quản trong hệ thống tủ chuyên dụng để đảm bảo chất lượng. Khi tới tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng TCI, khách hàng còn nắm rõ được thông tin xuất xứ của vắc xin cũng như hạn sử dụng, từ đó yên tâm hơn trong quá trình thực hiện tiêm chủng.

Hàng ngàn phụ huynh đã lựa chọn Thu Cúc TCI để tiêm phế cầu cho bé. Tại đây, bé được lưu trữ thông tin về mũi tiêm và nhắc lịch tiêm đầy đủ. Phòng tiêm được sắp xếp, bố trí tách biệt với phòng khám, tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Bác sĩ thực hiện tiêm có kỹ thuật tốt, biết nắm bắt tâm lý để các bé hợp tác trong quá trình tiêm.

Tại Thu Cúc TCI, sau khi tiêm phế cầu, bé được theo dõi tại phòng tiêm. Nếu có bất cứ phản ứng nào xảy ra, ekip phòng khám luôn sẵn sàng hỗ trợ, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bố mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Có nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ hay không?”. Bên cạnh việc nắm rõ lịch tiêm, thời điểm phù hợp để tiêm, bố mẹ cũng nên tìm hiểu những đơn vị tiêm chủng uy tín, chất lượng để yên tâm hơn về sức khỏe của bé sau khi tiêm phòng khuẩn phế cầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *