Tăng nhãn áp ở mắt là bệnh gì? Phác đồ điều trị tăng nhãn áp thế nào?

Bệnh tăng nhãn áp ở mắt hay còn có tên gọi là Glocom (thiên đầu thống). Đây là bệnh lý về mắt thường gặp ở độ tuổi từ 40 trở lên. Vậy tăng nhãn áp là bệnh lý thế nào? Có nguy hiểm không và điều trị ra sao, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Tăng nhãn áp ở mắt là bệnh gì? Phác đồ điều trị tăng nhãn áp thế nào?

Tăng nhãn áp ở mắt là bệnh gì? Phác đồ điều trị tăng nhãn áp thế nào?

Thiên đầu thống không phải là một bệnh quá xa lạ với người cao tuổi. Đây là bệnh lý có thể gây ra tình trạng suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Tăng nhãn áp ở mắt là bệnh lý gì? Có những loại nào?

1.1. Tăng nhãn áp ở mắt là bệnh gì?

Tăng nhãn áp hay còn được gọi là bệnh Glocom – thiên đầu thống. Đây là bệnh lý xảy ra khi áp lực của thủy dịch trong mắt tăng cao hơn bình thường, tạo thành áp lực nặng nề lên mắt.

Tuy tăng nhãn áp là bệnh lý đã có phương pháp điều trị, tuy nhiên, nếu thời gian điều trị quá muộn sẽ có thể dẫn đến nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh thị giác vĩnh viễn. Đây chính là nguyên nhân khiến mắt mất đi thị lực, gây ra hiện tượng mù lòa.

1.2. Các loại tăng nhãn áp ở mắt phổ biến

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam có 4 loại tăng nhãn áp phổ biến nhất, bao gồm:

– Tăng nhãn áp góc mở.

– Tăng nhãn áp bẩm sinh.

– Tăng nhãn áp góc đóng.

– Tăng nhãn áp thứ phát.

2. Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh thiên đầu thống

2.1. Đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng thiên đầu thống?

Tùy theo từng loại tăng nhãn áp mà có các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Đối với những người bệnh có tiền mắc tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, bị tổn thương mắt trước đó hoặc mắc các bệnh lý như tiểu đường,… sẽ có khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp thứ phát cao hơn.

Các loại tăng nhãn áp góc mở hoặc bẩm sinh thì nguyên nhân chủ yếu thường là do yếu tố di truyền. Tăng nhãn áp góc đóng thì có nguyên nhân thường gặp là do ống dẫn lưu trong màng mạch bị tắc nghẽn.

2.2. Thiên đầu thống có những dấu hiệu gì?

Đối với tùy tình hình sức khỏe của mỗi người, cơ địa và tình trạng bệnh lý mà các dấu hiệu cũng có sự khác biệt.

– Tăng nhãn áp góc đóng:

Những người bị tăng nhãn áp góc đóng sẽ thường có các dấu hiệu đau mắt đột ngột, loạn thị, mắt bị dị ứng hoặc đôi khi cũng có những trường hợp bị buồn nôn và nôn mửa nhiều.

– Tăng nhãn áp bẩm sinh:

Đối với nguyên nhân bẩm sinh, ngay từ khi sinh ra, trẻ sẽ có một lớp màng mờ ở mắt, mắt đỏ và nhạy cảm hơn bình thường khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

3. Ai là đối tượng dễ mắc thiên đầu thống cần phải chú ý?

Tìm hiểu thêm: Giác mạc bị trầy xước và cách xử trí

Tăng nhãn áp ở mắt là bệnh gì? Phác đồ điều trị tăng nhãn áp thế nào?

Glocom là bệnh lý được ghi nhận nhiều nhất ở độ tuổi 40 trở lên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lý có xu hướng trẻ hóa, do vậy, người trẻ cũng không được coi thường và chủ quan.

Thiên đầu thống là bệnh lý thường được ghi nhận ở những người từ 40-50 tuổi trở lên. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mắc thiên đầu thống do người nhà có tiền sử mắc bệnh, trở thành bệnh lý di truyền trong gia đình.

Mặt khác, những người bệnh đang mắc đái tháo đường, cao huyết áp, các bệnh lý về tim mạch,… cũng cần để ý và theo dõi bệnh lý thiên đầu thống này sát sao.

4. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh Glocom chính xác?

Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở nhãn khoa chất lượng, uy tín. Ngoài ra, trong quá trình thăm khám, người bệnh phải mô tả chi tiết, đầy đủ nhất về tình trạng mắt của mình, có vậy thì bác sĩ mới có thể nắm được tổng quan về các dấu hiệu, từ đó sẽ chỉ định làm các xét nghiệm khác để có thể kết luận chính xác hơn.

Thông thường, để xác định bệnh lý thiên đầu thống, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các bước kiểm tra, xét nghiệm như: đánh giá thị lực, đo lại nhãn áp, đo thị tường, soi góc tiền phòng,.. Ngoài ra một số phương pháp xét nghiệm chuyên sâu như như phương pháp Henrik, soi đáy mắt hoặc OCT phần sau mắt cũng có thể được chỉ định để việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả hơn.

5. Điều trị Glocom bằng phác đồ nào?

Tăng nhãn áp ở mắt là bệnh gì? Phác đồ điều trị tăng nhãn áp thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tròng kính Eyezen: Giải pháp thư giãn và bảo vệ mắt

Thu Cúc TCI là địa điểm điều trị thiên đầu thống hiệu quả, an toàn cho hàng ngàn bệnh nhân.

Để điều trị Glocom, các bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh để có các phác đồ điềut rị thích hợp.

5.1. Điều trị tăng nhãn áp ở mắt bằng thuốc

Đối với trường hợp tăng nhãn áp góc đóng trong những giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh lý cũng như làm thuyên giảm các dấu hiệu nhanh chóng hơn.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt tùy theo tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc hay tra thuốc theo ý của bản thân, điều này có thể khiến cho tình trạng của mắt nặng và khó chữa trị hơn.

Ngoài việc tra thuốc và uống thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình:

– Hạn chế tối đa thời gian xem tivi, điện thoại, máy tính,…

– Nếu công việc cần sử dụng máy tính trong thời gian dài thì cần có các khoảng nghỉ giữa để mắt có thể điều hòa và tránh để mắt phải hoạt động với cường độ cao.

– Ngủ nghỉ sớm, ngủ đủ giấc để mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi

– Hạn chế các loại đồ uống có cồn, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafe,…

5.2. Phác đồ điều trị tăng nhãn áp bằng cách phẫu thuật

Khi tình trạng bệnh lý trở nặng, không thể chữa trị bằng thuốc, các bác sĩ sẽ cần chỉ định phương pháp phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh lý thiên đầu thống này. Hiện nay, trên thế giới có 3 phương pháp mổ thiên đầu thống phổ biến nhất là:

– Phẫu thuật điều trị thiên đầu thống bằng phương pháp cắt bè cùng giác mạc

– Phẫu thuật bằng cách cấy ghép ống thoát thủy dịch

– Mổ laser

Trong đó, phương pháp mổ laser hiện nay được đánh giá có hiệu quả cao nhất cũng như thời gian phẫu thuật được giảm tối đa. Đây là phương pháp sử dụng tia laser thay thế cho dao kéo phẫu thuật để điều trị bệnh lý.

Trung bình, một ca mổ laser điều trị glocom chỉ mất khoảng từ 15-20 phút với khả năng xảy ra biến chứng rất thấp. Sau khi mổ, người bệnh cần phải đi khám mắt định kỳ để ngăn ngừa khả năng bệnh tình tái phát trở lại.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý tăng nhãn áp. Hiểu rõ bệnh là gì, dấu hiệu ra sao, đối tượng thường gặp và cách điều trị có thể giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị thiên đầu thống ngay từ sớm.

Để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp, người bệnh có thể gọi cho chúng tôi qua tổng đài để nhận sự trợ giúp nhanh nhất

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *