Giúp bạn hiểu rõ tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì” đang trở thành vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Ung thư cổ tử cung hiện là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, chỉ đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú ở nữ giới. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Giúp bạn hiểu rõ tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

1. Tìm hiểu tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Tầm soát ung thư cổ tử cung là khái niệm quen thuộc trong giới y học, tuy nhiên đối với nhiều người, đặc biệt là những ai chưa từng tìm hiểu về các bệnh ung thư thì có lẽ đây còn là khái niệm mới mẻ.

Tầm soát ung thư cổ tử cung được xem là phương pháp giúp chẩn đoán, phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung của nữ giới. Các tế bào này dần dần sẽ phát triển thành những tế bào ung thư dưới tác động của nhiều tác nhân gây bệnh. Thông thường, vào các giai đoạn hình thành tế bào bất thường này, cơ thể phụ nữ sẽ ít có những biểu hiện triệu chứng rõ rệt, do đó người bệnh rất khó để nhận diện được.

Vì vậy, chị em phụ nữ cần phải chủ động thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để kiểm tra xem trong tử cung của mình có xuất hiện các tế bào bất thường nào hay không. Nếu phát hiện được bệnh sớm thì quá trình điều trị sẽ diễn ra kịp thời và tỷ lệ chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với lúc bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Giúp bạn hiểu rõ tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Chị em phụ nữ cần chủ động thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để kiểm tra xem có bất thường gì hay không

2. Tìm hiểu về các phương pháp và lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung

2.1. Các phương pháp giúp tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp sàng lọc tế bào Pap smear

Xét nghiệm Pap smear còn gọi là xét nghiệm Pap hoặc phết tế bào cổ tử cung. Đây là phương pháp xét nghiệm tế bào học giúp tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung dành cho phụ nữ. Nhiệm vụ của phương pháp này là giúp phát hiện sớm những biến đổi tế bào cổ tử cung. Từ đó bác sĩ  sẽ đưa ra được hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh. Kỹ thuật lấy mẫu diễn ra vô cùng đơn giản và được thực hiện trong khi bạn đi khám phụ khoa với các dụng cụ chuyên biệt.

Sau khi lấy được các mẫu tế bào trong tử cung của người thăm khám, bác sĩ sẽ phết chúng lên trên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi. Nếu thấy xuất hiện các tế bào rỗng, điều này cho thấy bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV.

Xét nghiệm virus HPV

HPV là một loại virus lây truyền qua con đường tình dục và chúng có khoảng 200 type. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 là hai loại được xem là nguy hiểm nhất, bởi chúng gây nên 75 – 80% trường hợp ung thư cổ tử cung. Virus HPV rất dễ có nguy cơ lây lan, có thể thông qua da, âm đạo, tử cung,… của người bị nhiễm.

Tại các nước phát triển trên thế giới, xét nghiệm virus HPV là một phương pháp phổ biến thường được được áp dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Như đã biết, có tới 75 – 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung xuất phát từ nguyên nhân do virus HPV các type nguy cơ cao và rất cao gây ra.

Phương pháp sàng lọc VIA

Đây được xem là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng cách quan sát trực tiếp cổ tử cung sau khi thực hiện test Acid acetic – một loại acid có nồng độ thấp và không gây hại. Toàn bộ quy trình sàng lọc được diễn ra trong thời ngắn, chỉ khoảng vài phút. Đầu tiên bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa mỏ vịt vào âm đạo của người thăm khám để quan sát cổ tử cung. Sau đó nhỏ dung dịch Acid acetic lên và quan sát những biến đổi sau đó.

Ngoài ra, còn một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng trong tầm soát ung thư cổ tử cung như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo,… Tuỳ vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ có những tư vấn về các phương pháp áp dụng cho phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh ung thư máu nguy cơ gây bệnh

Giúp bạn hiểu rõ tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Tuỳ từng tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp tầm soát phù hợp

2.2. Những lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Để việc tầm soát ung thư cổ tử cung đảm bảo cho ra kết quả chính xác, giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, chị em phụ nữ cần ghi nhớ những lưu ý vô cùng quan trọng trước khi thực hiện như sau:

– Không sử dụng kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24h trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

– Không thực hiện tầm soát vào những ngày kinh nguyệt vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu thu thập được. Thời điểm thích hợp nhất để tầm soát là trong khoảng từ 10 – 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.

– Không làm xét nghiệm trong vòng 24h – 28h sau khi quan hệ tình dục.

– Không thụt rửa âm đạo, tác động đến vùng âm đạo trong vòng khoảng 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.

– Cần thông báo với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu bạn đang đặt thuốc hoặc trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

– Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể là dương tính hoặc âm tính. Trong một số ít trường hợp có thể xảy ra kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu kết quả dương tính, khách hàng cần bình tĩnh và lắng nghe ý kiến, tư vấn của bác sĩ để thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu, giúp chẩn đoán chính xác nguy cơ cũng như mức độ của bệnh ung thư cổ tử cung.

Giúp bạn hiểu rõ tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm đại tràng

Hãy nắm vững các lưu ý để việc thăm khám đảm bảo cho ra kết quả chính xác

Ở giai đoạn đầu, căn bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng và hầu hết người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Điều này dẫn tới việc điều trị khá khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa sớm nếu bạn thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Do đó chị em phụ nữ đừng quên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để bảo vệ cho sức khoẻ của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *