Viêm phế quản cấp ở trẻ em bệnh thường gặp khi thời tiết

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là một bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, thời tiết lạnh. Về cơ bản bệnh lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên, viêm phế quản cấp gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bé, vì vậy tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh cho bé là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm
Viêm phế quản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong đại đa số trường hợp mắc viêm phế quản, trẻ thường có thể tự khỏi, tuy nhiên ở những trẻ có đề kháng yếu cộng với bệnh không được điều trị không dứt điểm có thể để lại di chứng, gây viêm phổi cho trẻ.

Bạn đang đọc: Viêm phế quản cấp ở trẻ em bệnh thường gặp khi thời tiết

Viêm phế quản cấp ở trẻ em bệnh thường gặp khi thời tiết

Bệnh viêm phế quản là một trong những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em

Phần lớn trẻ em mắc viêm phế quản đều chịu ảnh hưởng từ môi trường cộng với đề kháng yếu. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp ở trẻ em là do siêu vi trùng xâm nhập vào phế quản, gây triệu chứng khó chịu như ho, thở khò khè, phế quản sưng phù, tiết dịch gây ra tắc nghẽn bởi dịch tiết phế quản.
Đối với viêm phế quản cấp ở trẻ em, sức đề kháng đóng một vai trò rất quan trọng. Những trẻ có sức đề kháng tốt chỉ bị tổn thương một phần thùy hoặc thùy phổi. Còn ở những trẻ nhỏ, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng khác sẽ làm tổn thương lan tỏa do sức đề kháng yếu và bệnh thường nặng hơn.

 Biểu hiện viêm phế quản cấp ở trẻ em

Tìm hiểu thêm: Các chỉ số thiếu máu ở trẻ em

Viêm phế quản cấp ở trẻ em bệnh thường gặp khi thời tiết

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em có thể gây sốt cao, đau họng, ho cho trẻ

Giai đoạn 1: ở giai đoạn khởi phát, trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, ho khan, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và hay quấy khóc. Nếu không điều trị các triệu chứng này kịp thời trẻ sẽ sốt cao hơn, khó thở hơn và phải thở bằng miệng, da tím tái và các biểu hiệu rối loạn tiêu hóa khác. Đây cũng là những biểu hiện của trẻ đã chuyển sang giai đoạn 2 – giai đoạn nguy hiểm.
Giai đoạn 2: giai đoạn nguy hiểm
Trẻ sốt cao từ 38 – 40 độ. Toàn thân mệt mỏi, lưỡi bẩn, môi khô, chảy nhiều mồ hôi. Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Những triệu chứng về hô hấp biểu hiện rất rõ:
– Ho: trẻ ho nhiều, ho kéo dài thành từng cơn, co thắt như ho gà. Có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
– Khó thở: trẻ thở khó khăn, cánh mũi phập phồng, xuất hiện sự co rút lồng ngực và có thể nhìn thấy rất rõ ràng.
– Da tím tái: trẻ bị tím tái ở vùng môi, đầu các chi, hoặc toàn thân.
–  Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa: trẻ lười ăn, hay nôn trớ, trưởng bụng đi ngoài phân lỏng
– Các triệu chứng thần kinh: trẻ thường vật vã, kích thích, nằm li bì, co giật và có thể hôn mê. Tim đập nhanh, mạch nhỏ.
Cha mẹ cần theo nếu thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu nặng cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chụp x-quang, xét nghiệm máu, vi khuẩn, virus để xác định đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị.

Phòng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em

Viêm phế quản cấp ở trẻ em bệnh thường gặp khi thời tiết

>>>>>Xem thêm: Phân biệt sốt xuất huyết, sốt phát ban, SARS-CoV-2

Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cách chăm sóc phù hợp cũng như phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ

–  Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai để tránh sinh non
– Chăm sóc trẻ khoa học, hợp lý, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng. Ăn dặm đúng độ tuổi.
– Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia.
– Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao.
– Cách ly với nguồn bệnh, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *