Cập nhật thông tin tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân

Bạn đang chuẩn bị tổ chức đám cưới nhưng vẫn phân vân với các câu hỏi về khám tiền hôn nhân? Nếu câu trả lời là có, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này qua các thông tin tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân dưới đây.

Bạn đang đọc: Cập nhật thông tin tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân

1. Thời điểm nào nên thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Trên thực tế, nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại việc khám sức khỏe trước khi kết hôn. Nguyên nhân do lo sợ nếu phát hiện bệnh sẽ ảnh hưởng hạnh phúc lứa đôi, thậm chí có người còn cho rằng chỉ nghi ngờ nhau mới phải khám. Do đó có rất nhiều người chần chừ khám sức khỏe tiền hôn nhân sớm hoặc trốn tránh việc này. 

Tuy nhiên, khi bước vào đời sống hôn nhân, cơ thể và tâm lý của bạn sẽ có nhiều thay đổi lớn. Và đi khám tiền hôn nhân sẽ giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị tốt hơn cho bước ngoặt này. Mặt khác, việc thực hiện sớm danh mục khám cũng sẽ giúp bạn có thể phát hiện bệnh sớm hơn, hỗ trợ việc điều trị hiệu quả.

Các bác sĩ thường đưa ra khuyến cáo nên khám sức khỏe tiền hôn nhân nên thực hiện trước thời điểm tổ chức đám cưới tối thiểu là 3 tháng. Đây là khoảng thời gian phù hợp để đề phòng trường hợp khi phát hiện bệnh bạn vẫn có đủ thời gian để điều trị. Bên cạnh đó, khi nghe các bác sĩ tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, bạn cũng sẽ có thêm các kiến thức về đời sống sinh hoạt tình dục lành mạnh và chuẩn bị tâm lý để mang thai.

Cập nhật thông tin tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân

Nên thực hiện khám trước thời điểm tổ chức đám cưới khoảng 3 – 6 tháng

2. Khám sức khỏe tiền hôn nhân chỉ cần kiểm tra chức năng sinh sản?

Câu trả lời là sai, khám sức khỏe tiền hôn nhân có trọng tâm là kiểm tra chức năng sinh sản nhưng đây không phải là danh mục khám duy nhất trong gói khám. Vì cơ thể con người là một thể thống nhất nên nếu một cơ quan nào đó không khỏe mạnh có thể tác động xấu đến những bộ phận khác và khả năng mang thai của bạn. Do đó, các gói khám sức khỏe tiền hôn nhân thường bao gồm khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra khả năng sinh sản. 

Đôi khi, sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai và sinh con của các cặp đôi. Vì thế, bạn cũng có thể thực hiện cả các bài kiểm tra về tâm lý. Tuy nhiên, tại các bệnh Việt Nam hiện nay thường không đưa danh mục này vào trong gói khám tiền hôn nhân. Nếu có nhu cầu, bạn nên tìm tới các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn cụ thể hơn. 

Cập nhật thông tin tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám tiền hôn nhân không chỉ có danh mục kiểm tra sức khỏe sinh sản

3. Danh mục khám sức khỏe tiền hôn nhân có những gì?

Hiện nay, các bệnh viện thường chia danh mục khám sức tiền hôn nhân thành 2 nội dung khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản. Trong đó, khám sức khỏe tổng quát sẽ được chia nhỏ thành các mục khám thể lực, khám lâm sàng và cận lâm sàng. Để các bạn có thể tiện theo dõi các danh mục khám cho nam và nữ, chúng tôi sẽ liệt kê các danh mục kiểm tra sức khỏe đối với từng đối tượng.

3.1. Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân cho nam giới

  • Khám sức khỏe tổng quát

Danh mục khám tổng quát trong gói khám tiền hôn nhân khá tương tự với danh mục khám sức khỏe đi làm. Cụ thể, bạn sẽ tiến hành đo huyết áp và chỉ số cơ thể, thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm… Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thêm một số kiểm tra, xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, HIV, hoa liễu… Viêm gan B, C cũng là 2 bệnh dễ gây lây nhiễm chéo mà bạn cũng sẽ được chỉ định để kiểm tra.

  • Khám sức khỏe sinh sản

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bộ phận sinh dục trước, theo đó bạn sẽ được siêu âm tinh hoàn để phát hiện các bất thường nếu có. Nam giới cũng sẽ được làm các xét nghiệm khác là: xét nghiệm tinh dịch đồ, dịch niệu đạo và nội tiết tố sinh dục. Trong 1 số trường hợp đặc biệt, có thể nam giới sẽ phải tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt như: siêu âm phần bìu, định lượng nội tiết sinh dục…

Tìm hiểu thêm: Giúp bạn lý giải tại sao cần khám sức khỏe cho nhân viên

Cập nhật thông tin tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân

Danh mục khám sức khỏe tổng quát gồm nhiều nội dung quen thuộc

3.2. Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân cho nữ giới

  • Khám sức khỏe tổng quát 

Nhìn chung, danh mục khám sức khỏe tổng quát ở nam và nữ đều khá giống nhau. Đầu tiên, bạn sẽ được đo huyết áp và chỉ số cơ thể. Các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm: xét nghiệm máu – nước tiểu, kiểm tra kháng nguyên viêm gan B – C, xét nghiệm một số bệnh lây qua đường tình dục… 

  • Khám sức khỏe sinh sản

Nữ giới sẽ được siêu âm nhiều bộ phận như phụ khoa, tuyến vú, soi tươi dịch âm đạo để kiểm tra các bất thường trong cơ quan sinh sản. Bạn cũng sẽ cần thực hiện các sàng lọc di truyền để có thể xác định được những đột biến về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể có thể gây dị tật thai nhi.

Nếu có ý định sinh con ngay sau khi kết hôn, nữ giới cần tiêm phòng sớm (trước 3 – 6 tháng) với các loại vaccine gồm: uốn ván, thủy đậu, rubella, sởi và quai bị. Còn nếu bạn chưa có ý định sinh con sau khi kết hôn, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho bạn.

Cập nhật thông tin tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Có nên đi khám tiền hôn nhân hay không?

Phụ nữ muốn có con ngay sau kết hôn cần phải tiêm phòng

4. Có thể đi khám tiền hôn nhân một mình?

Điều này là hoàn toàn có thể bởi các danh mục khám được thực hiện độc lập nên nếu không thể thu xếp thời gian đi cùng nhau, các cặp đôi hoàn toàn có thể chủ động thăm khám riêng. 

Chúng tôi cũng xin được thông tin thêm với bạn là ngay cả khi chưa có ý định kết hôn, bạn cũng hoàn toàn có thể tham gia khám tiền hôn nhân với mục đích kiểm tra sức khỏe sinh sản của bản thân. Việc thực hiện kiểm tra chức năng sinh sản có thể bắt đầu ngay từ khi cơ thể dậy thì và phát triển hoàn thiện cơ quan sinh sản. Nữ giới cần quan tâm tới vấn đề này hơn, đặc biệt là khi bạn đã quan hệ tình dục. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên khám sức khỏe định kỳ nói chung và khám sức khỏe sinh sản nói riêng từ 1 – 2 lần/năm.

Với những thông tin trong bài viết này, chúng tôi hy vọng đã cung cấp các thông tin tư vấn khám tiền hôn nhân hữu ích, giúp bạn sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *